Tàu vận chuyển khan hiếm, các hãng ô tô điện Trung Quốc “chơi lớn” chi hàng tỷ USD mua tàu riêng - VinFast vận chuyển ra sao?
Trong bối cảnh thiếu tàu vận chuyển như hiện nay, các ông lớn xe điện đang mạnh tay chi tiền để sở hữu tàu của riêng mình, thống trị chuỗi cung ứng.
- 03-12-2022VinFast VF5 Plus chính thức có giá từ 458 triệu đồng, giao xe tháng 4/2023, ngập công nghệ đấu Toyota Raize, Kia Sonet
- 02-12-2022VinFast VF5 sắp mở bán tại Việt Nam – xe điện ‘quốc dân’ mới thay thế Fadil?
- 29-11-2022Trong khi các quốc gia chật vật tìm nguồn cung pin xe điện, Trung Quốc 'ung dung' tìm khách hàng xuất khẩu vì công suất đang gấp 3 lần tiêu thụ
Ảnh minh họa
Nút thắt mới của chuỗi cung ứng
Hãng xe điện Trung Quốc BYD đang tiến thêm 1 bước để tránh bất kì rào cản nào trong chuỗi cung ứng bằng cách đặt hàng ít nhất 6 chiếc tàu trong tháng 10 vừa qua. Mỗi chiếc có khả năng chở 7.700 ô tô điện với giá 5 tỷ nhân dân tệ (tương đương 710 triệu USD).
SAIC Motor Corp – công ty thuộc sở hữu nhà nước cũng đã vận hành đội tàu vận tải lớn thứ năm thế giới thông qua chi nhánh vận tải SAIC Anji Logistics, đã đấu thầu bảy chiếc tàu vận chuyển mới mới và mỗi chiếc có thể chứa 8.900 phương tiện.
Đây là một sự đánh cược táo bạo vào nhu cầu lâu dài của người tiêu dùng toàn cầu đối với ô tô Trung Quốc. Gần đây, Trung Quốc đã vượt Đức trở thành nhà xuất khẩu ô tô lớn thứ hai thế giới, xuất khẩu gần 2,6 triệu xe ra nước ngoài trong 10 tháng đầu năm 2022, vượt xa số lượng của năm 2021. Ngay cả nhu cầu đối với hàng hóa Trung Quốc giảm bất ngờ vào tháng 10 cũng không làm chệch quỹ đạo đi lên đối với xuất khẩu ô tô và khung gầm khi tăng 60% so với cùng kỳ 2021 lên 352.000 chiếc, tương đương mức cao kỷ lục 7,1 tỷ USD.
Tỷ lệ phát triển của xe điện không đi kèm với tỷ lệ phát triển của dịch vụ tàu chở. Đồ họa: Bloomberg
Ông Xing Yue, người đứng đầu Dịch vụ Nghiên cứu Clarksons tại Thượng Hải, một đơn vị của công ty môi giới tàu biển lớn nhất thế giới, cho biết trong khi xuất khẩu ô tô tăng mạnh, thì số lượng hãng vận tải ô tô trên toàn cầu hầu như không tăng. Chi phí vận chuyển đã tăng chóng mặt và hiện có rất nhiều khoản đầu tư đổ vào việc đóng tàu mới để vận chuyển phương tiện vì sự không phù hợp cung-cầu này.
Theo Clarksons - công ty theo dõi cước phí vận tải cho biết giá hàng ngày đối với các tàu chở công suất 6.500 ô tô (thường được gọi là tàu roll-on/roll-off) đã tăng lên khoảng 100.000 USD/ngày kể từ tháng 10, gấp hơn 10 lần mức của năm 2020 và là mức cao nhất được ghi nhận kể từ năm 2000.
Theo Tobias Bartz, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Rhenus Logistics, với tất cả những gián đoạn cuối cùng của chuỗi cung ứng, việc các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc tự mình phòng thủ là hoàn toàn hợp lý. Sự thiếu hụt này đã dẫn đến một số tàu gần 30 năm tuổi nhưng vẫn đang hoạt động thay vì bị loại bỏ làm tăng nguy cơ tai nạn.
Cuộc đua sở hữu tàu vận chuyển
Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc không đơn độc trong mong muốn có thêm chuyên cơ chở hàng. Tesla - công ty sử dụng các hãng vận chuyển ô tô của Anji Logistics cũng gặp sự cố khi vận chuyển phương tiện từ các nhà máy của mình.
Không có đủ thuyền, không có đủ xe lửa, không có đủ hãng vận chuyển ô tô để giao xe trong quý vừa qua đã dẫn đến doanh thu của công ty đạt dưới mức kì vọng.
CEO Elon Musk chia sẻ: “Dù muốn hay không, chúng tôi thực sự phải bảo đảm cho việc giao xe trong quý diễn ra suôn sẻ.”
Điểm mấu chốt mới nhất này có thể là mới nhưng BYD và SAIC không phải là nhà sản xuất ô tô đầu tiên vận hành đội tàu vận chuyển của riêng họ. Toyota có sở hữu công ty vận chuyển Toyofuji Shipping trong khi Hyundai của Hàn Quốc sở hữu tập đoàn hậu cần Hyundai Glovis Co.
Trong số các thương hiệu Trung Quốc, SAIC là thương hiệu đi xa nhất ở nước ngoài. Họ đã bán được 697.000 xe ở nước ngoài vào năm 2021 – được hỗ trợ bởi sự thành công của MG Motor - thương hiệu Anh mà họ đã mua lại và đang hướng tới mục tiêu bán 800.000 chiếc trong năm nay. Bởi vậy năng lực vận chuyển là yếu tố vô cùng quan trọng.
Tại Việt Nam, hãng xe điện VinFast ngày 25/11 vừa qua cũng đánh dấu mốc lịch sử khi xuất khẩu lô hàng đầu tiên 999 chiếc xe sang Mỹ. Đây là lần đầu tiên sản phẩm ô tô điện của Việt Nam do người Việt sản xuất chính thức góp mặt vào thị trường ô tô toàn cầu. Đây là lô xe đầu tiên xuất khẩu ra thị trường quốc tế trong số 65.000 đơn đặt hàng xe điện VinFast VF 8 và VF 9 trên toàn cầu để phục vụ khách hàng tại Mỹ. Tiếp đó, những chiếc VinFast VF 8 sẽ tiếp tục chinh phục các thị trường tiếp theo như Canada và châu Âu. 999 ô tô điện thông minh VinFast VF 8 dành cho thị trường Mỹ đã xuất cảng vào ngày 25/11 vừa qua.
Chiếc tàu chở những lô hàng của VinFast không phải là tàu của hãng này sở hữu. VinFast đã thuê con tàu Silver Queen, mang cờ Panama để chở xe. Theo tìm hiểu, chiếc tàu này dài tới khoảng 183 mét, có tải trọng hơn 11.000 tấn, có thể chở tới khoảng 4.500 chiếc ô tô một lúc. Trên thân tàu hiện tại có sơn logo VinFast. Dự kiến, 20 ngày sau khi xuất phát từ cảng Hải Phòng, lô xe sẽ cập cảng California (Mỹ) và bàn giao đến khách hàng quốc tế đầu tiên vào cuối tháng 12/2022.
Theo Bloomberg
Nhịp sống thị trường