TCBF mua lại chứng chỉ quỹ theo cơ chế phân bổ bình quân, đó là hình thức mua lại như thế nào?
Quỹ đầu tư mua lại chứng chỉ quỹ theo tỷ trọng bình quân được đánh giá là giải pháp hiệu quả để chặn đà giảm giá tài sản.
- 20-11-2022Quy mô tài sản giảm hàng nghìn tỷ đồng, quỹ đầu tư trái phiếu Techcombank (TCBF) đang nắm những gì?
- 19-11-2022Quỹ đầu tư TCBF áp dụng cơ chế mua lại từng phần để "giảm tốc" lực bán ròng
Tâm lý hoảng loạn bán tháo chứng chỉ quỹ đang tạo nên hiệu ứng "hòn tuyết lăn" trên thị trường. Để ngăn chặn dòng tiền chảy ra và bảo vệ tài sản ròng của đa số các nhà đầu tư dài hạn, các Quỹ thường đứng trước hai lựa chọn: Tiếp tục mua lại chứng chỉ quỹ theo cơ chế phân bổ hàng ngày, hoặc tạm dừng giao dịch trong một thời gian.
"Sợ hãi" và bán tháo chỉ làm thị trường xấu thêm
Những sự kiện bất thường xảy ra trên thị trường tài chính thường tác động lập tức đến niềm tin của nhà đầu tư, khiến nhu cầu bán gấp Chứng chỉ quỹ (CCQ) tăng vọt, bất chấp mức giá. Chính tâm lý bán tháo của một số nhà đầu tư nhỏ lẻ, bị tác động từ nỗi sợ do tác động trên thị trường, đã khiến cho giá trị trái phiếu và cổ phiếu mà Quỹ Đầu tư đang nắm giữ bị sụt giảm nặng nề. Nhiều Quỹ phải bán tháo tài sản chất lượng với giá thấp để có tiền mặt mua lại CCQ từ nhà dầu tư. Giá CCQ giảm, nhà đầu tư lo sợ tiếp tục đặt lệnh bán ròng khiến giá trị tài sản ròng và như thế giá CCQ càng giảm sâu.
"Thay vì sợ hãi và hành xử theo tâm lý đám đông, tôi cho rằng nhà đầu tư nên bình tĩnh nhìn vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà Quỹ đang nắm giữ để có những thông tin trung thực, nhằm có giải pháp bảo toàn và tối ưu cho khoản đầu tư của mình thay vì đua nhau bán tháo sẽ làm tình hình càng xấu thêm", một chuyên gia khuyến cáo.
Trong bối cảnh này, các Quỹ đầu tư buộc phải áp dụng những giải pháp tình thế linh hoạt nhằm giúp thị trường tránh được kịch bản xấu hơn, trong đó, cơ chế phân bổ mua lại bình đẳng cho nhà đầu tư (prorata) là giải pháp tối ưu được đề xuất. Cơ chế này sẽ hạn chế tác động làm giảm giá trị tài sản do phải bán nhanh giá thấp, và hạ nhiệt tâm lý bán tháo trong giai đoạn căng thẳng, trong lúc vẫn đáp ứng được nhu cầu của những nhà đầu tư có nhu cầu bán lại chứng chỉ quỹ.
Thế nào là mua lại theo cơ chế phân bổ bình đẳng?
Đây là một thông lệ phổ thông được sử dụng tại nhiều nước tiên tiến trên thế giới. Việc mua lại chứng chỉ Quỹ theo cơ chế phân bổ bình đẳng, công bằng giữa các nhà đầu tư có nhu cầu bán lại sẽ giúp các Quỹ có thêm được sự linh hoạt và thời gian chủ động để cân đối lại tài sản và nguồn tiền của Quỹ. Từ đó, kỳ vọng góp phần bình ổn và tăng giá tài sản ròng theo thời gian, nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho các nhà đầu tư của Quỹ. Việc áp dụng cơ chế phân bổ bình đẳng này sẽ mang lại dòng tiền và hiệu quả hoạt động công bằng cho tất cả các nhà NĐT. Thông thường, các Quỹ lớn, có danh mục tài sản chất lượng và đang tiếp tục nhận một nguồn tiền gốc và lãi ổn định từ các trái phiếu nắm giữ, sẽ lựa chọn áp dụng phương án này.
Cụ thể, cơ chế prorata được phân bổ dựa trên giá trị gốc, lãi nhận được từ tài sản trái phiếu, hoặc từ việc chủ động bán trái phiếu với giá tối ưu trên thị trường.
Tại Việt Nam, Quỹ TCBF hôm 18/11 đã thông báo sẽ áp dụng cơ chế mua lại theo tỷ trọng phân bổ bình đẳng (prorata) dựa trên tổng giá trị lệnh đặt bán bắt đầu từ ngày 21/11/2022, cho đến khi thị trường bình ổn trở lại. Quỹ này cho biết, nhu cầu bán Chứng chỉ quỹ đang tăng mạnh hơn mức trung bình trong lịch sử. Tuy nhiên, việc bán nhanh các tài sản trái phiếu tốt trong môi trường ít thanh khoản hiện nay chưa mang lại lợi ích dài hạn tốt nhất cho tất cả nhà đầu tư của Quỹ. Vì vậy,
“Tổng giá trị mua lại CCQ sẽ được công bố công khai và minh bạch hàng ngày. Việc này sẽ tạo được dòng tiền nhận lãi và gốc ổn định cho Quỹ nhằm tối ưu lợi ích cho toàn bộ nhà đầu tư của Quỹ trong dài hạn”, thông tin từ Quỹ TCBF cho hay.
Nhà đầu tư cần bình tĩnh
Hiện nay, quỹ mở dần trở thành loại hình đầu tư được ưa thích dành cho các nhà đầu tư cá nhân với quy mô đầu tư vừa và nhỏ bởi tính linh hoạt và đa dạng trong nhóm ngành đầu tư của quỹ mà bản thân cá nhân không thể đầu tư với số vốn nhỏ. Theo quy định của Bộ Tài Chính, các quỹ mở trái phiếu chỉ được đầu tư tối đa 10% vào các trái phiếu chưa niêm yết với các điều kiện về quyền bán lại trái phiếu trước hạn và tối thiểu 80% vào trái phiếu niêm yết, tiền gửi hoặc các chứng chỉ tiền gửi. Ngoài ra, các quỹ mở còn chịu sự giám sát chặt chẽ của ngân hàng giám sát trong các hoạt động đầu tư để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.
Với các diễn biến hiện nay, các chuyên gia cũng khuyến nghị nhà đầu tư cần bình tĩnh và tin tưởng vào những Quỹ có uy tín, được giám sát bởi các tổ chức tài chính quốc tế. Đơn cử, Quỹ mở TCBF được cấp phép bởi Ủy ban chứng khoán Nhà nước, được quản lý đầu tư độc lập và Ban Đại Diện được bầu chọn bởi các nhà đầu tư của Quỹ. Quỹ được quản trị và giám sát hoạt động độc lập bởi Ngân hàng Standard Chartered, được kiểm toán thường niên bởi Công ty kiểm toán quốc tế Ernst & Young Việt Nam. Tiền mặt và tài sản đầu tư của Quỹ đều đang được gửi và lưu ký tại Ngân hàng Standard Chartered. Danh mục tài sản của Quỹ có trên 90% là trái phiếu đại chúng được phát hành bởi các doanh nghiệp hàng đầu trong các lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động, được niêm yết và giao dịch minh bạch tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.
Bí kíp giúp nhà đầu tư vượt qua khó khăn khi thị trường bán tháo
Giữ cái đầu lạnh : Nếu nhà đầu tư quá lo lắng và hoảng loạn, mọi thứ sẽ càng tệ hơn, và dễ có nguy cơ đưa ra các quyết định đầu tư theo cảm tính.
Tránh hiệu ứng đám đông : Không ít các thành viên tham gia hội nhóm ít có hiểu biết về tài chính, khiến nỗi sợ càng gia tăng trong bối cảnh thị trường rung lắc. Thay vào đó, nhà đầu tư hãy tìm đến các chuyên gia và lắng nghe có chọn lọc để ra quyết định phù hợp nhất.
Duy trì niềm tin vào các Quỹ uy tín, có dòng tài sản chất lượng : Trong thời kỳ khủng hoảng, niềm tin vào các dòng tài sản có chất lượng và bền vững trên thị trường là tối quan trọng.
Bảo toàn tài sản giá trị dài hạn : Niềm tin và tầm nhìn về giá trị lâu dài của tài sản tốt đang nắm giữ là sợi dây giúp nhà đầu tư đi qua những giai đoạn thách thức của thị trường. Ví dụ: Tháng 3/2020 là thời điểm thị trường chứng khoán Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 khiến chỉ số VN-index giảm sâu xuống chỉ còn 662,53 điểm. Rất nhiều nhà đầu tư hoang mang bán tháo cổ phiếu. Trái ngọt đến với những nhà đầu tư kiên nhẫn khi VN-index là một trong những chỉ số tăng trưởng nhanh nhất thị trường chứng khoán toàn thế giới trong nửa đầu năm 2021.
Nhịp sống thị trường