MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tên lửa Trung Quốc "nhảy cóc" trong khí quyển, tầm bắn bao trùm Mỹ: Chuyên gia phán chưa nhằm nhò gì!

23-08-2024 - 20:26 PM | Tài chính quốc tế

Một nhóm các nhà khoa học ở Trung Quốc tin rằng họ đã tìm ra cách tăng sức phá hủy cho tên lửa siêu thanh bằng cách mở rộng tầm bắn thông qua phương pháp "nhảy cóc" trên bầu khí quyển.

Nhóm nghiên cứu từ Trung tâm nghiên cứu và phát triển khí động học Trung Quốc cho biết phương pháp này nghiên cứu về việc một phương tiện siêu thanh liên tục phóng lên cao rồi rơi xuống ở rìa bầu khí quyển khi đang di chuyển đến mục tiêu. Kỹ thuật này được gọi là lướt-nhảy, trong đó phương tiện bay đến rìa không gian rồi bật ra khỏi các lớp khí quyển dày đặc của Trái đất, giống như lia viên đá nhảy trên mặt nước.

Tên lửa Trung Quốc "nhảy cóc" trong khí quyển, tầm bắn bao trùm Mỹ: Chuyên gia phán chưa nhằm nhò gì!- Ảnh 1.

Tên lửa DongFeng-17 của Trung Quốc có thể được trang bị thiết bị lướt siêu thanh mà các nhà khoa học Trung Quốc đang nghiên cứu có khả năng nhảy-lướt trong khí quyển

Theo các mô phỏng của họ, phương pháp này có thể tăng tầm bắn của tên lửa siêu thanh lên đến 34% và thời gian bay lên đến 28%. Nghiên cứu này đã được công bố trên tạp chí Journal of Astronautics vào tháng 6 năm nay

Theo tờ China Morning Post, điều này có thể dự báo trước việc Trung Quốc sẽ sử dụng tên lửa siêu thanh từ "xung đột khu vực mở rộng tới toàn cầu".

Các nhà khoa học Trung Quốc dưới sự dẫn dắt của nhà nghiên cứu Yong Enmi, cho biết công trình của họ lấy cảm hứng một phần từ hình dung về máy bay vũ trụ Silbervogel do các kỹ sư hàng không vũ trụ của Đức Quốc xã tưởng tượng kết hợp cùng dự án Dyna-Soar của Không quân Mỹ vào những năm 1950. Cả hai chiếc máy bay đều được thiết kế để di chuyển khoảng cách lớn ở tốc độ cao bằng phương pháp lướt-nhảy, nhưng chưa chiếc nào được chế tạo.

Nhóm của Yong cho biết các mô phỏng trên máy tính cho thấy tên lửa siêu thanh của Trung Quốc có thể bay với tốc độ lên tới Mach 20 và sau một giờ bay, vẫn duy trì tốc độ Mach 7 khi nhảy trên bầu khí quyển.

Tên lửa siêu thanh bình thường đi theo một quỹ đạo bay khác. Chúng thường được phóng lên cao trên bầu trời, đôi khi xuống không gian thấp và lướt về phía mục tiêu trước khi quay trở lại bầu khí quyển để tấn công.

Tên lửa Trung Quốc "nhảy cóc" trong khí quyển, tầm bắn bao trùm Mỹ: Chuyên gia phán chưa nhằm nhò gì!- Ảnh 2.

Khi Trung Quốc thử nghiệm một phiên bản có khả năng bay vòng quanh trái đất năm 2021, Mỹ đã rất ngỡ ngàng. Washington được cho là đã bất ngờ trước sức mạnh công nghệ của Trung Quốc và lo ngại rằng điều này đe dọa đến hệ thống phòng thủ tên lửa của mình.

Jennifer Kavanagh, giám đốc Phân tích quân sự tại tổ chức nghiên cứu Defense Priorities có trụ sở tại Washington, nói với Business Insider rằng một kho vũ khí siêu thanh của Trung Quốc với tầm bắn mở rộng sẽ có những tác động quân sự nghiêm trọng.

Điều này đồng nghĩa với việc Trung Quốc có thể phóng những vũ khí này từ sâu bên trong đại lục mà vẫn có thể vươn sâu vào lãnh thổ Mỹ, có khả năng là ở Thái Bình Dương hoặc thậm chí là Hawaii hoặc lục địa Mỹ, Kavanagh cho biết.

Tuy nhiên, Kavanagh cũng lưu ý rằng, nghiên cứu này chỉ dừng lại ở mô phỏng chứ chưa có thử nghiệm tên lửa thực tế nào. Và kể cả khi Trung Quốc thực tế hóa nó thì đây cũng là một việc vô cùng tốn kém và phức tạp. "Lý thuyết và thực tế có thể rất khác nhau khi nói đến tầm bắn của tên lửa," Kavanagh nhận xét.

Tên lửa siêu thanh đặc biệt khó điều khiển vì chúng bay nhanh hơn và có xu hướng nóng lên nhanh chóng khi đạt tốc độ tối đa. Kavanagh lưu ý rằng tên lửa nhảy-lướt trong tương lai có thể vẫn bị phát hiện từ khoảng cách hàng trăm dặm.

David Kearn, phó giáo sư ngành Chính trị tại Đại học St. John nói "Vì các hệ thống phương tiện lướt siêu thanh hiện có đã cung cấp khả năng đánh bại hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Mỹ nên không rõ quỹ đạo 'nhảy-trượt' sẽ bổ sung thêm điều gì".

Yong cùng nhóm của mình cho biết, bước tiếp theo trong nghiên cứu của họ sẽ là tìm hiểu cách mà tên lửa lướt-nhảy có thể di chuyển và điều hướng theo chiều ngang dễ dàng như thế nào.


Theo Cẩm Lý

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên