Terraform đã có mặt tại Việt Nam, DevOps như “hổ mọc thêm cánh”
Xét 1 tình huống thực tế: Doanh nghiệp đang sử dụng kết hợp 1 lúc 3 nhà cung cấp đám mây. Và DevOps cần một cách nhanh hơn và dễ dàng hơn để quản lý tất cả các cấu hình cơ sở hạ tầng trong khi phát triển, thử nghiệm và quản lý hạ tầng trên đám mây.
Vậy có cách nào để thực hiện việc này?
Câu trả lời là có và nó nằm trong Infrastructure as Code (IaC).
Thông thường, để quản lý các web applications, có thể sẽ phải quản lý load balancer, nhiều web servers, database servers,... cùng một lúc. Và công việc này là khá phức tạp cũng như mất rất nhiều giờ làm việc. Chưa kể đến việc phải quản lý chúng trên nhiều đám mây nếu sử dụng nhiều hơn 1 nhà cung cấp.
Với IaC, việc này sẽ được đơn giản lại khi không còn phải setup thủ công từng stack 1. Mà thay vào đó, có thể thiết lập/quản lý thông qua việc định nghĩa chúng trong 1script.
Có khá nhiều công cụ IaC, nhưng Terraform hiện đang nhận được nhiều đánh giá tích cực vì 1 số lý do. Terraform là một công cụ IaC nguồn mở của HashiCorp, được sử dụng để xây dựng hạ tầng hệ thống dưới dạng code.
Có 3 lý do Terraform đang trỗi dậy mạnh mẽ:
Thứ nhất: Terraform là Platform Agnostic và có thể triển khai cơ sở hạ tầng cho nhiều đám mây
Các công việc quản lý hạ tầng mullticloud cần đơn giản cho DevOps, và loại bỏ sự phức tạp khi sử dụng các công cụ (CI/CD của DevOps.
Tất nhiên, nói thì dễ hơn làm. Theo Gartner, 81% người dùng đám mây công cộng hiện đang làm việc với từ hai nhà cung cấp trở lên, và kịch bản này có nhiều khả năng xảy ra hơn trong thời kỳ công nghệ số liên tục phát triển như hiện nay.
Terraform được HashiCorp xây dựng nhằm hỗ trợ nhiều hơn 1 nền tảng và dịch vụ trong khi các giải pháp hoặc công cụ IaC khác thường chỉ tập trung vào một nhà cung cấp đám mây duy nhất.
Đặc tính này giúp Terraform trở thành giải pháp IaC tốt nhất để cấu hình, kiểm tra và triển khai hạ tầng trên nhiều nhà cung cấp đám mây. Nó cho phép các nhóm DevOps sử dụng một bộ công cụ thống nhất, nhất quán để quản lý từng hạ tầng cụ thể.
Và mặc dù có ngôn ngữ riêng Hashicorp Configuration Language (HCL), Terraform rất giống với YAML.
Vì là mã nguồn mở nên Terraform được sử dụng rộng rãi trên AWS, Azure và GCP, cộng đồng cũng đã chia sẻ và phát triển các tiện ích mở rộng, hướng dẫn những cách tận dụng khả năng IaC trên các đám mây một cách tốt nhất. Và điều này dẫn đến hệ tính năng của nó phát triển theo cấp số nhân. Nói tóm lại, việc tận dụng những lợi thế của công cụ nên thực hiện càng sớm càng tốt, đặc biệt nếu các DevOps team đang tìm kiếm những cách thức nhanh chóng và ít tốn công sức để quản lý đa đám mây.
Thứ 2: Dễ dàng xác thực và xem trước các thay đổi về cơ sở hạ tầng trước khi áp dụng
Bản thân cấu trúc cơ sở hạ tầng liên kết (trong mô hình multi-cloud) vốn đã đủ phức tạp thì những thay đổi chắc chắn sẽ còn tiềm ẩn nhiều tác động.
Đối với việc quản lý cơ sở hạ tầng trên nhiều dịch vụ đám mây, DevOps cần một cơ sở cho phép họ kiểm tra và biết chính xác những gì sẽ xảy ra nếu họ thực hiện thay đổi cấu hình.
Giao diện dòng lệnh Terraform (CLI) cũng là 1 điểm cộng. Các developer có thể xác thực và xem trước bất kỳ hoặc tất cả các thay đổi về cơ sở hạ tầng trước khi chúng được áp dụng một cách an toàn và dễ dàng.
Không phải lúc nào chúng ta cũng có thể xem trước các thay đổi về cơ sở hạ tầng với các giải pháp khác, đặc biệt là khi nói đến độ tin cậy và an toàn. Lợi thế này không chỉ giúp loại bỏ nhiều rủi ro, loại bỏ việc trao đổi qua lại, mà còn cho phép các developer đánh giá các thay đổi hiệu quả hơn vì họ có thể hiểu các thay đổi được đề xuất sẽ tác động đến môi trường như thế nào nhờ khả năng xem trước minh bạch và dễ hiểu. Họ cũng có thể nắm bắt những thay đổi ngoài ý muốn sớm hơn, trước khi quá muộn.
Thứ 3: Terraform tự động hóa việc quản lý hệ thống hạ tầng
Các nền tảng đám mây ngày càng cung cấp nhiều khả năng tự động hóa hơn dẫn đến nhu cầu tối ưu các khả năng này là quan trọng hơn bao giờ hết.
File cấu hình dạng template của Terraform mang đến khả năng xác định, cung cấp và định cấu hình tài nguyên trong (các) đám mây và máy chủ tại chỗ với độ tin cậy cao, nhất quán và có thể dự đoán được.
Thay vì các quy trình thủ công, chậm chạp, tiềm ẩn lỗi do do con người, có thể sử dụng code để tự động hóa triển khai và quản lý hạ tầng. Có thể sử dụng lặp đi lặp lại các template để xây dựng và tạo các môi trường giống hệt nhau, cho dù đó là phiên bản thử nghiệm hay môi trường sản xuất, mà không cần phải tạo lại cài đặt theo cách cũ.
Khả năng tự động hóa mạnh mẽ này không chỉ hỗ trợ đắc lực cho DevOps, mà còn giúp giảm chi phí trong toàn doanh nghiệp, do chi phí (và rủi ro) để phát triển và thử nghiệm môi trường sẽ giảm đáng kể khi giờ đây có thể tự động tạo môi trường theo yêu cầu với các cấu hình đặt trước.
Ứng dụng Terraform
Dựa trên những lợi thế Terraform mang lại kể trên, và kinh nghiệm triển khai
cho nhiều khách hàng, BizFly Cloud cũng nhanh chóng nắm bắt và phát triển Terraform Provider để giúp người dùng quản lý hạ tầng một cách dễ dàng hơn.
BizFly Cloud là nhà cung cấp đa dịch vụ đám mây được vận hành bởi VCCorp - hiện là đối tác đám mây chiến lược của nhiều đơn vị lớn như VTV, Vingroup, Đất Xanh Miền Bắc, Thu Cúc, Ahamove, Sapo, VNtrip…
BizFly Cloud cũng nằm trong hệ giải pháp Bizfly với hàng chục công cụ phục vụ chuyển đổi số, marketing tiện ích, chi phí tối ưu được đóng gói và cung cấp sẵn sàng trên bizfly.vn.
Độc giả quan tâm tới các dịch vụ đám mây do BizFly Cloud cung cấp có thể đăng ký dùng thử và nhận ưu đãi hấp dẫn tại: bizflycloud.vn
BizFly Cloud – Hạ tầng IT Cloud phục vụ chuyển đổi số