Thách thức hướng nghiệp trong kỷ nguyên AI
Trang web nghề nghiệp Zippia dự báo AI có thể tạo ra 97 triệu việc làm, nhưng cũng khiến 375 triệu công việc lỗi thời. Khoảng 400 - 800 triệu cá nhân có thể bị thay thế vào năm 2030 trên toàn thế giới.
Hướng nghiệp để làm những công việc chưa tồn tại
Số liệu về sự tác động của AI đặc biệt là AI tạo sinh (Generative AI) đến thị trường việc làm còn nhiều tranh cãi, nhưng có một sự thật được đồng tình: "AI sẽ không thay thế bạn, nhưng những người có thể dùng AI sẽ làm điều đó".
Nguồn: A.I, giáo dục & tương lai nghề nghiệp
Vì vậy, người lao động ngày nay không chỉ cần "nâng cấp" kĩ năng để làm chủ thế giới do AI thúc đẩy, mà còn phải theo kịp tốc độ thay đổi của ngành nghề để không bị "lỗi thời". Tư vấn hướng nghiệp và trang bị cho giới trẻ những kĩ năng để thích nghi với sự thay đổi cũng trở thành điều không thể thiếu từ trên ghế nhà trường.
Trong bối cảnh nghề nghiệp thay đổi chóng mặt, sẽ là thách thức cho các bậc phụ huynh, thường có thế mạnh và hiểu biết chuyên sâu trong một số lĩnh vực, để cho con những tư vấn đầy đủ và chính xác.
Bên cạnh đó, khoảng cách thế hệ, sự ảnh hưởng của các nhân tố toàn cầu hóa… là những rào cản lớn. Do đó, để hướng nghiệp đúng và kịp thời, cần thiết có sự chung tay của cả gia đình và nhà trường.
Ông Gilles Mahe - CEO của XCL Education, tập đoàn giáo dục sở hữu Hệ thống trường Quốc tế Việt Úc (VAS) và 16 trường khác tại Singapore, Malaysia và Thái Lan, trong buổi chia sẻ với học sinh tại sự kiện VAS Talk đầu năm học, khẳng định:
"60% các bạn sẽ làm việc trong những ngành nghề hiện nay chưa tồn tại. Nhà trường không thể chuẩn bị cho các bạn những kĩ năng của các ngành nghề chưa xuất hiện, nhưng có thể đào tạo để các bạn trở thành những người sẵn sàng đón nhận các công việc đó".
Để làm điều đó, VAS đã triển khai chương trình "Tư vấn hướng nghiệp và Chuẩn bị vào đại học" (University and Career Counseling Center - UCCC) từ năm 2017.
Lộ trình hướng nghiệp tại VAS được xây dựng trên các nguyên lý khoa học, thực hiện xuyên suốt cho học sinh từ lớp 8 – 12, đảm bảo mỗi học sinh đều nhận được tư vấn cần thiết trước các cột mốc quan trọng.
Chương trình cung cấp các tư vấn thiết thực như qua: khảo sát tính cách và thiên hướng nghề nghiệp, các buổi định hướng chung, tư vấn 1:1, tham quan trường đại học, hội thảo hướng nghiệp… Qua đó, học sinh được khám phá bản thân, xác định ngành học phù hợp với năng lực và nguyện vọng, từ đó có kế hoạch cụ thể để thực hiện mục tiêu.
Từ khóa hướng nghiệp: Sinh tồn, Hạnh phúc, Hữu ích, Bền vững
Vừa qua, VAS tổ chức thành công chuỗi 4 buổi hội thảo hướng nghiệp "Career Talk" cho học sinh và phụ huynh từ lớp 9 -12, gồm: "Lựa chọn điểm đến", "Tiếp cận chuyên sâu ngành học mơ ước", "Đồng hành cùng con chinh phục ngành nghề và trúng tuyển đại học mơ ước" và "Khám phá cuộc sống sinh viên".
Tại chương trình, tiến sĩ, giảng viên, huấn luyện viên tâm lý Vũ Phi Yên chia sẻ: Hướng nghiệp nên bắt đầu với câu hỏi "tại sao" và "con có khả năng sinh tồn, sống hạnh phúc và sống hữu ích với ngành nghề đó hay không".
Theo cô Yên, việc chọn ngành nghề có thể ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, như ký ức khi còn nhỏ, một bộ phim, cuốn sách, trò chơi yêu thích… Nếu ba mẹ đồng hành cùng con đủ lâu thì có thể dễ dàng nhận biết điều mà con thực sự yêu thích và phù hợp.
"Đặc biệt, ảnh hưởng của văn học và phim ảnh trong việc chọn nghề là rất lớn. Cha mẹ có thể cùng con xem phim, đọc sách để khám phá đam mê thực sự của con", cô Yên chia sẻ.
Về lo lắng con chọn sai ngành, cô Yên khẳng định: "Không có bước đi sai lầm nào thật sự là sai lầm nếu thái độ của chúng ta trong từng giai đoạn đều là toàn tâm toàn ý".
Tiến sĩ Vũ Phi Yên tại hội thảo VAS Career Talk.
Diễn giả Hoàng Lam, nhà sáng lập và CEO Trung tâm Anh ngữ Du học Etest Vietnam, đại sứ danh dự bang Arkansas – Mỹ, bổ sung thêm từ khóa "bền vững". Đây là một trong những xu hướng trong ngành quản trị kinh doanh cũng như tất cả ngành nghề.
Cũng tại chương trình, diễn giả Hải Nhân, nhà sáng lập & CEO Geek UP cũng chia sẻ những con số ý nghĩa như: năng suất lao động của một nhân sự trong lĩnh vực CNTT cao gấp 8 lần so với ngành khác, ngành CNTT đang hỗ trợ cho tất cả các ngành nghề và 2/3 sinh viên tốt nghiệp ngành CNTT hiện nay chưa sẵn sàng đi làm ngay.
Qua đó có thể thấy, một trong các yếu tố cân nhắc khi chọn ngành là giá trị đóng góp của ngành cho xã hội. Đây cũng là một yếu tố trong từ khóa "hữu ích" mà diễn giả Phi Yên đề cập.
Ngoài ra, học sinh cần tìm hiểu rõ nhu cầu của doanh nghiệp, các kĩ năng cần của mỗi ngành, từ đó có kế hoạch học tập và phát triển kĩ năng để trở thành những người lao động được doanh nghiệp chào đón.
Diễn giả Hải Nhân tại hội thảo VAS Career Talk.
Để tìm hiểu về chương trình hướng nghiệp và các lộ trình học tập tại Trường Quốc tế Việt Úc (VAS) Quý Phụ huynh và học sinh vui lòng liên hệ qua:
Website: www.vas.edu.vn
Hotline: 0911 26 77 55
Tổ Quốc