Thái Bình Dương sẽ biến mất trong 300 triệu năm tới, thứ gì thay thế nó?
Với sự trợ giúp của siêu máy tính, các nhà địa chất học Australia đã dự đoán rằng Thái Bình Dương sẽ không còn tồn tại trong vài trăm triệu năm nữa.
- 09-09-2022Lộ diện 'thủ phạm' của đảo rác khổng lồ trên Thái Bình Dương: Là hoạt động nuôi sống hàng triệu người
- 09-06-2022Hành trình của cụ ông 83 tuổi người Nhật Bản một mình vượt Thái Bình Dương trong 2 tháng: ''Đừng để ước mơ của bạn chỉ là ước mơ''
- 02-06-2022Học sinh Việt Nam giành 7 huy chương Vàng, Bạc Olympic Tin học Châu Á - Thái Bình Dương
- 27-07-2021Vì sao nước Thái Bình Dương và Đại Tây Dương lại "tách đôi": Đáp án khiến bạn ngạc nhiên!
- 03-08-2019Phát hiện lượng rác nhựa khổng lồ tại hòn đảo thiên đường không người ở giữa Thái Bình Dương: 30 năm trôi qua trông vẫn như mới
Thạch quyển là lớp vỏ Trái Đất bao gồm các lục địa và đá đại dương. Lớp vỏ mỏng này nằm trên một lớp đá nóng chảy dày hàng nghìn km được gọi là lớp phủ.
Kiến tạo mảng là thuật ngữ miêu tả các mảng tách ra từ Thạch quyển, trôi dạt trên lớp phủ, đôi khi va vào nhau và tạo thành các dãy núi - như dãy Himalaya, được hình thành khi tiểu lục địa Ấn Độ va chạm với Châu Á vào khoảng từ 40 đến 50 triệu năm trước.
Và thậm chí tất cả chúng sẽ va chạm với nhau để tạo thành một siêu lục địa.
Tiến sĩ Chuan Huang của Đại học Curtin (Australia) cho biết: "Trong hai tỷ năm qua, các lục địa trên Trái Đất đã nhiều lần va chạm để tạo thành siêu lục địa, được gọi là chu kỳ siêu lục địa. Có nghĩa là các lục địa hiện tại sẽ kết hợp lại với nhau sau vài trăm triệu năm nữa".
Đồ họa mô phỏng Siêu lục địa "Pangea" (Nguồn: Walter Myers/Stocktrek Images/Getty Images)
Giáo sư Zheng-Xiang Li, cũng từ Đại học Curtin lưu ý:
"Khoảng 30 năm trước, chúng ta đã biết đến một Siêu lục địa có tên là "Pangea" từng tồn tại từ 200 đến 300 triệu năm trước. Nhưng hiện tại chúng tôi đã nhận ra rằng trước Pangea có thêm 2 siêu lục địa nữa. Chúng được tạo ra theo chu kỳ đều đặn - cứ 600 triệu năm một lần".
Nghiên cứu cho thấy sự lạnh đi của Trái Đất trong hàng tỷ năm khiến độ dày và sức bền của các mảng dưới các đại dương giảm xuống. Vì vậy, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương "trẻ" hơn có khả năng chống lại sự trôi dạt lục địa hơn so với Thái Bình Dương bị mài mòn nhiều hơn.
Đại học Curtin đã sử dụng một siêu máy tính để mô phỏng sự hình thành của các siêu lục địa trong tương lai. Tiến sĩ Huang giải thích:
"Thông qua siêu máy tính, chúng tôi có thể chỉ ra rằng gần 300 triệu năm nữa, Thái Bình Dương có thể sẽ bị đóng kín - và hình thành Siêu lục địa Amasia.
Châu Mỹ sẽ va chạm với Mảng Châu Á. Australia được cho là sẽ đóng một vai trò nào đó trong sự kiện quan trọng này - đầu tiên là va chạm với Châu Á và sau đó kết nối Châu Mỹ và Châu Á khi Thái Bình Dương biến mất".
Vậy cuộc sống trên Amasia sẽ như thế nào?
Giáo sư Li nhấn mạnh: “Trái Đất mà chúng ta đang biết sẽ rất khác khi "Amasia" hình thành. Dự kiến mực nước biển sẽ thấp hơn và khu vực rộng lớn bên trong siêu lục địa sẽ rất khô cằn với biên độ nhiệt hàng ngày cao".
Đồ họa được siêu máy tính tạo ra cho thấy thứ có thể là Siêu lục địa Amasia và vị trí của Australia trong nó ở 280 triệu năm nữa (Nguồn: Đại học Curtin).
Tổ quốc