Thái Bình: Phát triển không gian đô thị thu hút nhà đầu tư
Thái Bình đã có bước chuyển ngoạn mục để kinh tế tăng trưởng, thu hút đầu tư đạt mức kỷ lục. Sự tăng tốc kinh tế là áp lực khiến thị trường BĐS chuyển mình mạnh mẽ. Phía Nam thành phố Thái Bình – trung tâm mở rộng đô thị đang đón đầu làn sóng dịch chuyển.
"Trái ngọt" từ quyết tâm đổi mới
Tỉnh Thái Bình đặt mục tiêu đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang công nghiệp từ giai đoạn 2015 - 2020. Tuy nhiên đến 2021 khi quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030 thể hiện rõ nét quyết tâm lấy phát triển kinh tế công nghiệp và kinh tế đô thị làm động lực thúc đẩy các ngành dịch vụ, nông nghiệp và các lĩnh vực văn hóa xã hội thì bộ mặt đô thị, đời sống kinh tế địa phương mới chuyển mình rõ rệt.
Song song cùng sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đã kéo theo sự vươn mình tăng trưởng của thị trường bất động sản. Tại khu vực trung tâm TP.Thái Bình bắt đầu xuất hiện các dự án trung tâm thương mại, khu đô thị mới,có thể kể đến như Eco City Vũ Phúc, Thái Bình Diamond City, KĐT Lê Quý Đôn… Mặc dù vậy, các chuyên gia đánh giá BĐS tại địa phương vẫn mang tính cục bộ, chưa có sự đột phá, thiếu các dự án chất lượng có quy mô - tiện ích đồng bộ.
Tiếp đà tăng trưởng kinh tế đồng thời quyết liệt triển khai theo quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Thái Bình đã nỗ lực đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, đô thị nhằm hướng tới phát triển đồng bộ.
Điển hình như tập trung vào việc đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp mạng lưới đường bộ dựa trên 3 hướng kết nối chính, cụ thể: đường vành đai 5 – Hà Nội (CT.39) và CT.16 kết nối với vùng kinh tế phía Tây Bắc Thủ đô Hà Nội; cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng (CT.08) liên kết với vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ và vùng duyên hải Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ thông qua tuyến đường ven biển Thái Bình.
Tầm nhìn rộng mở đã đưa Thái Bình trở thành mảnh đất chiến lược để "đại bàng" công nghiệp hạ cánh. Cụ thể, chưa bao giờ thu hút FDI của tỉnh lại khởi sắc như năm 2023. Nếu như giai đoạn từ năm 1987 đến năm 2020, tổng thu hút FDI của tỉnh chỉ đạt gần 800 triệu USD thì từ năm 2021 đến nay, tổng thu hút FDI của tỉnh đạt 4,1 tỷ USD, trong đó riêng năm 2023 đạt gần 3 tỷ USD, gấp gần 4,4 lần so với năm 2022.
"Dọn tổ đón đại bàng", tỉnh đang dồn lực kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng xã hội đô thị nhằm tạo ra môi trường sống tốt nhất để thu hút người lao động, chuyên gia đến làm việc và sinh sống lâu dài tại Thái Bình. Đây chính là động lực cho thị trường bất động sản Thái Bình phát triển các dự án có quy mô lớn, hạ tầng đồng bộ.
Theo đó, các dự án mới đã bắt đầu vươn mình khỏi trung tâm thành phố tìm tới các khu vực có quỹ đất rộng, đủ không gian để quy hoạch bài bản, hiện đại, đáp ứng nhu cầu cao cấp của người dân. Có thể nói, tầm nhìn phát triển dài hạn và nỗ lực chuyển dịch của chính quyền địa phương đang mang đến những cơ hội đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư.
Đón đầu quy hoạch, điểm sáng đầu tư
Trong nỗ lực mở rộng trung tâm, khu vực phía Nam thành phố Thái Bình đang trở thành điểm sáng mở rộng đô thị khi sở hữu lợi thế hạ tầng đồng bộ, các tuyến đường vành đai kết nối thuận tiện tới các khu vực giao thương lân cận.
Dọc tuyến đường Lê Quý Đôn - trục giao thông nối thẳng từ trung tâm thành phố, được quy hoạch là xương sống để phát triển trung tâm thành phố mới, có thể thấy rõ cộng đồng dân cư, đô thị đang chuyển dịch mạnh mẽ về phía Nam. Hệ thống hạ tầng liên kết khu vực này cũng đã hiện hữu đầy đủ với đại công viên Kỳ Bá, trung tâm hành chính công, trung tâm y tế của tỉnh với hệ thống lên tới 15 bệnh viện chuyên khoa và hệ thống trường học đa cấp,...
Đặc biệt, trong tương lai sự xuất hiện của gần 10 dự án bao quanh giao lộ Lê Quý Đôn & các tuyến đường vành đai tại khu vực phía Nam sẽ là tạo nền tảng cho công cuộc mở rộng phát triển dân cư và thu hút người lao động, chuyên gia đến sinh sống,
Với tầm nhìn phát triển hạ tầng liên kết và hạ tầng đô thị bài bản nhiều kỳ vọng sẽ tạo nên bức tranh đô thị trung tâm mới phía Nam đồng bộ, hiện đại, thông minh, đặc biệt có bản sắc riêng phù hợp với chủ trương & tầm nhìn phát triển chung của thành phố Thái Bình.
Quy hoạch mở rộng phía Nam thành phố Thái Bình trở thành trung tâm năng động mới
Đón đầu quy hoạch mở rộng thành phố, Glory Downtown Thái Bình là dự án đô thị thương mại nổi bật tại tâm điểm khu trung tâm năng động mới phía Nam. Với định hướng phát triển khu đô thị hiện đại, 128 sản phẩm shophouse tại Glory Downtown được quy hoạch đồng bộ, bài bản giúp chủ sở hữu tối ưu không gian kinh doanh và tối đa sở hữu chuỗi tiện ích thương mại đa năng. Đáng kể đến là khu trung tâm thương mại 7 tầng sầm uất cùng hệ thống các vườn hoa, công viên cây xanh mang đến không gian sống trong lành.
Toạ lạc tại vị trí mặt tiền đường Lê Quý Đôn – huyết mạch nối thẳng tới trung tâm thành phố, Glory Downtown còn sở hữu hạ tầng giao thông đồng bộ kết nối giao thương thuận tiện. Từ tâm điểm dự án có thể dễ dàng di chuyển tới hệ thống giao thương như đường vành đai phía Nam TP.Thái Bình đi Cầu Nghìn, tới cầu vượt Thái Hà nối cao tốc Cầu Giẽ, đặc biệt thuận tiện kết nối tới tuyến cao tốc ven biển của vùng kinh tế trọng điểm duyên hải Bắc Bộ.
Kế thừa những tiềm năng phát triển ấn tượng của khu vực, Glory Downtown (Dự án khu du lịch thương mại và khu nhà ở thương mại tại phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình) hứa hẹn kiến tạo cộng đồng cư dân thịnh vượng, trở thành đô thị tâm điểm của trung tâm mới phía Nam thành phố Thái Bình.
Tổ Quốc