MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thái Lan mang công nghệ độc lạ đang dùng cho các loại gạo Thái sang ứng dụng cho gạo, sầu riêng Việt Nam

25-09-2023 - 15:57 PM | Kinh tế số

Doanh nghiệp của người đàn ông Thái Lan cung cấp công nghệ quét các mẫu lúa gạo được hỗ trợ bởi AI - được cho là không chỉ chính xác hơn bất kỳ cuộc kiểm tra nào thực hiện bằng mắt thường, mà còn có thể phân tích mẫu 600 hạt trong 5 phút.

Thái Lan mang công nghệ độc lạ đang dùng cho các loại gạo Thái sang ứng dụng cho gạo, sầu riêng Việt Nam - Ảnh 1.

Phuvin Kongsawat đến từ Băng Cốc, Thái Lan đã sử dụng kiến thức đào tạo các kỹ sư của mình và thành lập một công ty có tên là Công nghệ kỹ thuật số Easy Rice, doanh nghiệp chuyên cung cấp các giải pháp dựa trên trí tuệ nhân tạo để kiểm tra chất lượng gạo .

Vị Giám đốc điều hành không được đào tạo bài bản về nông nghiệp, nhưng lớn lên ở Thái Lan - nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới, ông đã quen với việc sản xuất lúa gạo.

Nghiên cứu của Phuvin cho thấy việc kiểm tra thủ công các mẫu hạt gạo để xác định giống, chất lượng và độ ẩm tốn rất nhiều thời gian. Vì vậy, ông cùng Easy Rice phát triển và cung cấp công nghệ quét được hỗ trợ bởi AI - được cho là không chỉ chính xác hơn bất kỳ cuộc kiểm tra nào thực hiện bằng mắt thường, mà còn có thể phân tích mẫu 600 hạt trong 5 phút.

Đề cập đến việc làm giả các giống lúa và sự thiếu chính xác của việc kiểm tra gạo bằng mắt thường, Phuvin nói: “Bạn có thể sử dụng AI để giải quyết các vấn đề này”.

Easy Rice cho biết kể từ khi đưa sản phẩm của mình ra thị trường vào tháng 10/2021, công ty đã thu hút được hơn 200 nhà xuất khẩu và khoảng 20.000 nông dân làm khách hàng.

Công ty cũng đang mở rộng sang Việt Nam, một nước xuất khẩu gạo quan trọng khác và phát triển một công nghệ tương tự có thể kiểm tra cây sầu riêng và cà phê ”, Phuvin cho biết.

Easy Rice là một ví dụ về cách Đông Nam Á đang sử dụng AI để chuyển đổi nền nông nghiệp của mình, China Daily nhận định. Khu vực này không chỉ là nơi tập trung các nhà xuất khẩu hàng hóa lớn như Thái Lan và Việt Nam, mà còn là nơi có dân số hơn 600 triệu người và có nhu cầu lương thực tăng cao mỗi ngày.

Bên cạnh đó, các nước thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ngày càng sử dụng AI để xây dựng ngành nông nghiệp năng suất, bền vững và thân thiện với khí hậu.

Tại Philippines, Viện Nghiên cứu Lúa gạo Quốc tế đang sử dụng khoản tài trợ trị giá 2 triệu USD từ Google.org để có thể sử dụng AI nhằm đánh giá ngân hàng gen lúa gạo của mình . Điều này có thể đẩy nhanh sự phát triển của các giống có năng suất cao, thích ứng với khí hậu.

Hay một trong những dự án quan trọng trong lộ trình AI của Malaysia giai đoạn 2021-2025 là chế tạo robot tự động để thu hoạch cọ dầu . Malaysia là một trong những nước xuất khẩu dầu thực vật lớn nhất thế giới.

Siva Kumar Balasundram, Phó giáo sư về ngành Nông nghiệp chính xác tại Đại học Putra Malaysia, cho biết AI có thể giải quyết tình trạng thiếu lao động trong ngành trồng trọt, bởi robot có thể được lập trình để thực hiện những công việc “bẩn, nguy hiểm và khó khăn” như áp dụng đầu vào của trang trại trên đất nông nghiệp.

"Chúng tôi có thể đưa tất cả thông tin này vào nền tảng xử lý AI và sau đó bạn thực sự có thể thực hiện các việc đó bằng robot. Điều đó sẽ giải quyết được rất nhiều nút thắt”, vị này khẳng định.

Ngoài ra, Phó giáo sư cho biết AI cũng có thể đảm bảo việc áp dụng đúng lượng phân bón và thuốc trừ sâu, điều này không chỉ giúp tăng năng suất mà còn giảm chi phí nhờ cắt giảm chất thải.

Nhật Minh

Nhịp sống thị trường

Trở lên trên