Thái Lan rà soát cuối kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với thép Việt Nam
Các sản phẩm thép ra soát trong kỳ này có mã HS: 7209.1500, 7209.1600, 7209.1700, 7209.1820, 7209.1890, 7209.2500, 7219.2600, 7209.2700, 7209.2810, 7209.2890, 7209.9010, 7209.9090, 7211.2310, 7211.2320, 7211.2330, 7211.2390, 7211.
- 17-02-2019Sau Tết, điện máy đua nhau xả hàng vẫn ít khách
- 17-02-2019Trà giảm cân có chất cấm rao bán rầm rộ
- 17-02-2019Giá chưa đến 2.000 đồng/quả trứng vịt, người chăn nuôi đang thua lỗ nặng
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, ngày 12/2/2019, Cục Phòng vệ thương mại nhận được thông tin về việc ngày 28 tháng 01 năm 2019, Cục Ngoại thương Thái Lan đã khởi xướng điều tra rà soát cuối kỳ lệnh áp thuế chống bán phá giá đối với một số sản phẩm thép các-bon cuộn nguội hoặc không cuộn nguội nhập khẩu từ một số nước trong đó có Việt Nam có các mã HS: 7209.1500, 7209.1600, 7209.1700, 7209.1820, 7209.1890, 7209.2500, 7219.2600, 7209.2700, 7209.2810, 7209.2890, 7209.9010, 7209.9090, 7211.2310, 7211.2320, 7211.2330, 7211.2390, 7211
Cuộc điều tra rà soát cuối kỳ được khởi xướng trên cơ sở các yêu cầu rà soát bởi các bên liên quan. Trước đó, ngày 13 tháng 9 năm 2012, Cục Ngoại thương Thái Lan đã khởi xướng điều tra vụ việc. Ngày 06 tháng 2 năm 2014, cơ quan điều tra đã ban hành kết luận cuối cùng áp thuế chống bán phá giá 14,35% trong thời gian 05 năm.
Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam hợp tác, cung cấp thông tin đầy đủ và hợp lệ cho Cục Ngoại thương Thái Lan trong toàn bộ quá trình điều tra rà soát cuối kỳ để tránh bị cơ quan điều tra kết luận dựa trên thông tin, bằng chứng sẵn có bất lợi và phối hợp chặt chẽ với Chính phủ (Cục Phòng vệ thương mại – Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối) trong vụ việc này để kháng kiện vụ việc một cách hiệu quả.
Nhịp sống kinh tế