MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thái Nguyên liên tục giữ vị trí cao trong các bảng xếp hạng về cải cách hành chính

Mới đây, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ đã tổ chức hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2023 (SIPAS) và Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) năm 2023 của các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thái Nguyên liên tục giữ vị trí cao trong các bảng xếp hạng về cải cách hành chính
- Ảnh 1.Theo công bố tại hội nghị, Chỉ số cải cách hành chính (CCHC) tỉnh Thái Nguyên đã vươn lên xếp vị trí thứ 6/63 tỉnh, thành phố, đạt 90,76% tăng 3 bậc và tăng 3,4% so với năm 2022; xếp thứ 2 khu vực các tỉnh Trung du miền núi phía Bắc (sau tỉnh Bắc Giang).

Đối với Chỉ số hài lòng về sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước, tỉnh Thái Nguyên tiếp tục xếp thứ 2/63 tỉnh, thành phố (sau tỉnh Quảng Ninh), đạt 90,29%, tăng 4,03% so với năm 2022 (đạt 86,26%).

Năm 2023, tỉnh Thái Nguyên tiếp tục xếp thứ 2 cả nước về Chỉ số hài lòng sự phục vụ hành chính (SIPAS), đây cũng là năm tỉnh Thái Nguyên đã đạt được mục tiêu đề ra theo Chương trình CCHC giai đoạn 2021 - 2025 (mức độ hài lòng về sự phục vụ của cơ quan hành chính đạt từ 90% trở lên). Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) xếp thứ 6/63 tỉnh, thành phố.

Trước đó, theo thông tin công bố Chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh PAPI năm 2023, tỉnh Thái Nguyên đạt 45,7875 điểm, vươn lên đứng thứ 2 toàn quốc. Trong đó có 6/8 chỉ số được xếp vào nhóm cao nhất.

Kết quả CCHC trong năm 2023 mà các địa phương đạt được là khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Theo đánh giá, Chỉ số CCHC của các tỉnh, thành phố đã trở lại quỹ đạo tăng trưởng tích cực, giá trị trung bình năm 2023 đạt 86,98%, cao hơn 2,19% so với năm 2022; đây là lần thứ 5 liên tiếp có Chỉ số CCHC của các địa phương đạt giá trị trung bình trên 80%.

Theo thống kê, trong lịch sử đánh giá từ năm 2012 đến nay, năm 2023 là năm đầu tiên cả 63 tỉnh, thành phố đều đạt kết quả Chỉ số CCHC trên 80%. Cùng với đó, 32/63 địa phương đạt kết quả Chỉ số CCHC cao hơn mức trung bình của cả nước; 57/63 tỉnh, thành phố có Chỉ số CCHC tăng trưởng cao hơn so với năm 2022, với tỉnh tăng cao nhất là 9,39%, tăng thấp nhất là 0,03%.

Tuy nhiên, có 06 địa phương cho kết quả giảm nhưng mức giảm không đáng kể, trong đó tỉnh giảm nhiều nhất là 2,91%, và tỉnh giảm ít nhất là 0,51%.

Trong năm 2023, 6/6 vùng kinh tế - xã hội đều có giá trị trung bình Chỉ số CCHC đạt trên 80% và đều tăng trưởng cao hơn so với năm 2022.

Giá trị trung bình cao nhất là vùng đồng bằng sông Hồng với kết quả đạt 88.33%, cao hơn 1.71% so với năm 2022 (86.62%);

Xếp vị trí thứ 2 là vùng Đông Nam Bộ, đạt 87.79%, cao hơn 3.05% so với năm 2022 (84.74%), đây cũng là vùng có giá trị trung bình Chỉ số CCHC tăng trưởng cao nhất.

Tiếp theo là vùng trung du miền núi phía Bắc, đạt 87.72%, cao hơn 2.72% so với năm 2022 (85.00%).

Xếp vị trí thứ 4 là vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, đạt 86.82%, cao hơn 2.57% so với năm 2022 (84.25%).

2 vùng còn lại có cùng giá trị trung bình đạt 85.42% là vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây Nguyên.

Võ Yến

Đời sống Pháp luật

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên