MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thảm kịch ngày lên ngôi của người đứng đầu hoàng gia lừng danh nhất thế giới: Gần 3.000 dân thường thương vong vì "món quà quý" vua ban

05-02-2022 - 09:00 AM | Tài chính quốc tế

Thảm kịch ngày lên ngôi của người đứng đầu hoàng gia lừng danh nhất thế giới: Gần 3.000 dân thường thương vong vì "món quà quý" vua ban

Một sự kiện thảm khốc đến mức dự định sẽ được giữ bí mật tuyệt đối như thể nó chưa từng xảy ra.

Nhắc đến Sa hoàng cuối cùng của Hoàng gia Nga, Sa hoàng Nicholas II, người ta nhớ ngay đến vụ thảm sát đẫm máu vào đêm ngày 16, rạng sáng ngày 17/7/1918. Đó được xem như một mốc cực kỳ quan trọng trong lịch sử nước Nga nói chung và gia đình Hoàng gia Nga quyền quý, cao sang nói riêng.

Hoàng đế Nicholas II bị sát hại trở thành sự kiện bi thương, cái chết thảm của gia đình ông đã kết thúc triều đại Romanov, một trong những triều đại được biết đến nhiều nhất trong lịch sử thế giới. Tuy nhiên, đó chưa phải là thảm kịch duy nhất liên quan đến vị vua nổi tiếng này. Trước đó, còn xảy ra một sự kiện thảm khốc đến mức dự định sẽ được giữ bí mật tuyệt đối như thể nó chưa từng xảy ra. Đó là thảm kịch Khodynka xảy ra vào đúng ngày lên ngôi của Sa hoàng Nicholas II.

Chuỗi sai lầm bi thảm

Năm 1896, Sa hoàng Alexander III qua đời nhưng phải đến 2 năm sau, Thái tử Nicholas II mới chính thức lên ngôi vào ngày 26 tháng 5 năm 1896. Triều đại của ông bắt đầu bằng một thảm kịch xảy ra trong 3 ngày tại cánh đồng Khodynka (một khu vực rộng lớn ngày nay là vùng Leningradskiy).

Thảm kịch ngày lên ngôi của người đứng đầu hoàng gia lừng danh nhất thế giới: Gần 3.000 dân thường thương vong vì món quà quý vua ban - Ảnh 1.

Hình ảnh Sa hoàng Nicholas II ngày lên ngôi

Vào thời điểm đó, Khodynka là một cơ sở huấn luyện của các đơn vị đồn trú ở Moscow và là một địa điểm truyền thống của các sự kiện quần chúng. Hơn nữa, lễ đăng quang của Alexander II và Alexander III cũng được tổ chức ở đó, và không có thảm họa nào xảy ra. Nhưng lễ đăng quang của Nicholas II lại không được như mong đợi.

Công tác chuẩn bị cho bữa tiệc hoành tráng vào ngày Sa hoàng lên ngôi do chú của Nicholas II, Đại công tước Sergei Alexandrovich, khi ấy là Tổng thống đốc Matxcova, phụ trách.

Mọi thứ đã được chuẩn bị một cách hào phóng: 10.000 thùng nước ngọt (là một loại đồ uống có cồn được tạo ra bằng cách lên men mật ong với nước, đôi khi với nhiều loại trái cây, gia vị, ngũ cốc), 30.000 thùng bia, rất nhiều rạp hát và gian hàng phân phát đồ ăn.

Điều khiến buổi lễ này trở nên cuốn hút là tin đồn rằng bất kỳ vị khách nào tham dự cũng sẽ được tặng... món quà đặc biệt. Thực chất, chỉ đơn giản là mọi người dự tiệc sẽ được thỏa sức no say nhưng tin đồn nhanh chóng loan xa và còn được thêm thắt rằng, tân Sa hoàng sẽ ban phát "ân huệ" là những món quà có giá trị.

Điều đáng nói là ở một đất nước từng có nhiều nạn đói, việc biết được lương thực sẽ được phân phát đã khiến đây trở thành một sự kiện không ai muốn bỏ lỡ.

Khi "những món quà quý" được đoàn xe chở đến nườm nượp, đám đông dân chúng đã bắt đầu truyền tai nhau tin đồn rằng không có đủ quà chia cho tất cả mọi người.

Hơn 500.000 người ùn lên xô đẩy, giẫm đạp lên nhau bất chấp tất cả để có được quà vua ban, tiếng phụ nữ trẻ con la khóc tạo ra một thảm cảnh như thể chạy loạn.

Thảm kịch ngày lên ngôi của người đứng đầu hoàng gia lừng danh nhất thế giới: Gần 3.000 dân thường thương vong vì món quà quý vua ban - Ảnh 2.

Gần 2000 binh lính quân đội không thể ngăn được làn sóng tranh cướp chen lẫn hoảng loạn. Kết quả là 1.389 người bị giẫm chết, phần lớn trong đó là phụ nữ, người già và 1.300 người khác bị thương. Tổng cộng hơn 3.000 người thương vong.

Sự thật phũ phàng

Thực tế, "món quà quý" mà dân chúng đồn thổi chỉ là một chiếc bánh mì gia vị với chữ Nicholas, một miếng xúc xích, một số đồ ngọt và quả óc chó, một cuộn bánh mì do chính tay thợ làm bánh nổi tiếng ở Moscow làm ra và một chiếc cốc tráng men kỷ niệm cũng có tên của sa hoàng mới trên đó.

Tất cả những thứ đồ ăn uống đó được gói vào một chiếc khăn trùm đầu. Tất nhiên, tất cả những ai đến Khodynka đều mong muốn nhận được món quà đó. Ban tổ chức đã không tính đến việc mọi người sẽ đến không chỉ từ Moscow, mà còn từ những ngôi làng xung quanh. Số người tham dự ước tính lên đến 500.000 người. Vladimir Dzhunkovskiy, trợ lý trại của Sergei Alexandrovich, nhớ lại: "Cả cánh đồng dày đặc người". Tất cả đều tập trung tại cánh đồng Khodynka chỉ rộng 1km2. Điều này đã gây ra một thảm họa.

Thảm kịch ngày lên ngôi của người đứng đầu hoàng gia lừng danh nhất thế giới: Gần 3.000 dân thường thương vong vì món quà quý vua ban - Ảnh 3.

Một cái giá quá đắt để trả cho những nạn nhân phải bỏ mạng vì món quà "quý giá" đến như vậy

"Đại yến" cho lễ mừng Sa hoàng Nicholas II lên ngôi biến thành thảm kịch đen tối trong lịch sử nước Nga. Người dân nghèo đã không ngừng chỉ trích Sa hoàng Nicholas II vì cho rằng ông chính là nguyên nhân gây ra thảm kịch Khodynka nên từ đó Nicholas II còn được gắn cho biệt danh "Sa hoàng khát máu" (Bloody Tsar).

Vào thời điểm đó, văn hào Konstantin Balmont đã đưa ra lời tiên tri: "Kẻ nào lên ngôi tại Khodynka, kẻ đó sẽ kết thúc trên đoạn đầu đài". Lời tiên tri đó sau này đã trở thành sự thật.

Nguồn: Tổng hợp

https://afamily.vn/tham-kich-ngay-len-ngoi-cua-nguoi-dung-dau-hoang-gia-lung-danh-nhat-the-gioi-gan-3000-dan-thuong-thuong-vong-vi-mon-qua-quy-vua-ban-20220113231026874.chn

Theo L.T

Pháp luật và Bạn đọc

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên