Thấm thía bài học từ dầu Nga, châu Âu dấn thân vào cuộc đua mới nhằm giảm phụ thuộc với Trung Quốc
Bài học từ khí đốt Nga khiến châu Âu phải nỗ lực tìm cách khôi phục ngành công nghiệp đang lụi tàn.
- 19-03-2023Có được khách mua lớn liên tục 'nổ đơn', Mỹ phát động cuộc đua siêu tàu chở dầu vì Nga
- 16-03-2023Không giống dầu thô hay khí đốt, đây là ngành hàng mà châu Âu khiến Nga phải "bó tay" trong việc né lệnh trừng phạt - Tác động ngày càng nghiêm trọng
- 15-03-2023Thêm 1 khách sộp đam mê dầu giá rẻ của Nga, nỗ lực mua với giá 50 USD/thùng
Ít ai biết rằng, bên dưới vùng quê yên bình, những cánh đồng nho và những ngọn đồi gần sông Rhine, miền Tây nước Đức lại có đủ lithium để sản xuất ra hàng triệu khối pin xe điện.
Gần đây, ông ty khai khoáng Vulcan Energy Resource đã bắt đầu khai thác lithium từ hỗn hợp nước khoáng nóng ở độ sâu khoảng 2 dặm dưới lòng đất. Đây cũng chính là dòng nước nóng mà Vulcan đã mua để phục vụ cho nhà máy điện địa nhiệt suốt nhiều năm trời.
Hiện Vulcan đang có kế hoạch lớn nhằm mở rộng quy mô ở thung lũng với sự hậu thuẫn từ các hợp đồng cung cấp cho ngành công nghiệp xe hơi.
Các dự án như của Vulcan có thể là một nước đi lớn đối với châu Âu, lục địa duy nhất nơi công tác khai thác khoáng sản và kim loại sụt giảm trong 2 thập kỷ đầu của thế kỷ này – theo 1 báo cáo của chính phủ Áo.
Công ty khai thác mỏ LKAB đã phát hiện ra mỏ đất hiếm lớn ở Thụy Điển. Ảnh: JONAS EKSTROMER/EPA/SHUTTERSTOCK
Bài học từ khí đốt Nga
Việc khai thác lithium, đồng và các nguyên tố đất hiếm (vốn được sử dụng để sản xuất pin xe điện, laptop, điện thoại di động và hạ tầng năng lượng tái tạo như các tuốc-bin điện gió) đã trở nên cấp thiết đối với châu Âu sau khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra.
Việc Moscow cắt nguồn cung khí đốt tự nhiên cho các quốc gia châu Âu đã để lộ ra điểm yếu của châu Âu, cho thấy mức độ phụ thuộc của khối này đối với việc nhập khẩu các nguyên liệu thô quan trọng.
"Nếu không chủ động tự cung tự cấp hơn đối với khoáng sản và kim loại, có thể châu Âu sẽ sớm rơi vào tình huống không thể tự bảo vệ mình trước các chính phủ nước ngoài, như những gì đã xảy ra với khí đốt Nga ", phó giám đốc điều hành Vulcan – Cris Moreno – nhấn mạnh.
Viễn cảnh này buộc liên minh châu Âu phải tái khởi động lĩnh vực khai khoáng trong bối cảnh nhu cầu dự kiến tăng cao đối với các khoáng sản, kim loại trọng yếu khi các nền kinh tế lớn của thế giới xây dựng các nhà máy pin xe điện và hạ tầng năng lượng tái tạo.
Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất các quy định mới nhằm đẩy nhanh quá trình cấp phép cho các mỏ mới và thiết lập một cơ quan nhằm tập trung thu mua các khoáng sản chủ chốt của EU. Các nước thành viên EU sẽ phải thông qua đề xuất này.
Hàng loạt trở ngại
Tác động mà khai thác mỏ gây ra đối với môi trường từ lâu đã trở thành trở ngại lớn nhất trong ngành công nghiệp của châu Âu.
Năm ngoái, các cuộc biểu tình đã buộc Serbia phải thu hồi giấy phép cho dự án khai thác lithium lớn của Rio Tinto PLC, một trong công ty khai khoáng lớn nhất thế giới. Tại Bồ Đào Nha, nơi có kho dự trữ lithium lớn nhất châu Âu, công ty khai khoáng Savannah Resources PLC đang bị một nhóm cộng đồng kiện với cáo buộc chiếm đoạt đất đai.
Biểu tình phản đối khai thác lithium ở Bồ Đào Nha. Ảnh: RAFAEL MARCHANTE/REUTERS
Theo WSJ, hầu như các kỹ thuật dùng để khai thác lithium đều có tác động đáng kể với môi trường. Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ cho biết, tại Australia, nơi sản xuất gần một nửa lượng lithium cho thế giới, các công ty khai thác mỏ lộ thiên làm biến dạng cảnh quan, đòi hỏi rất nhiều nhiên liệu hóa thạch và có thể làm ô nhiễm nguồn nước.
Trong khi đó, tại Chile, nhà sản xuất lithium đứng thứ 2 thế giới, lượng nước nóng giàu lithium khổng lồ được bơm khỏi lòng đất và đưa vào những bể chưa lớn. Nước sau đó bốc hơi, để lại lithium. Quá trình này làm cạn kiệt mạch nước ngầm ở những vùng đất vốn đã khô cằn.
Về phần mình, Vulcan cho biết, công ty này sử dụng một kỹ thuật khá mới để khai thác lithium trong khi giảm thiểu tác hại đối với môi trường. Vulcan sẽ bơm nước nóng ngược trở lại mạch ngầm sau khi phân tách lithium và sử dụng chính nguồn nước nóng để tạo ra điện phục vụ cho quá trình sản xuất, cũng như cư dân địa phương.
Nhiều công ty khác khắp châu Âu cũng đang thử nghiệm kỹ thuật tương tự.
Dù vậy, nỗ lực thoát phụ thuộc đối với nguồn nhập khẩu vẫn rất khó khăn, thậm chí đối với những dự án lithium mới nhất của châu lục.
Kỹ thuật khai thác lithium mà Vulcan đang áp dụng rất triển vọng nhưng các loại dung môi công nghiệp dùng để phân tách lithium khỏi nguồn nước nóng địa nhiệt chủ yếu được sản xuất từ Trung Quốc. Hiện Vulcan đang nỗ lực phát triển loại dung môi của riêng mình.
Vulcan đang phát triển dung môi phục vụ cho công tác khai thác lithium. Ảnh: ANDREAS ARNOLD/BLOOMBERG NEWS
Vulcan đặt mục tiêu trở thành đơn vị khai thác lớn nhất trong khu vực và dự kiến tới năm 2027, công ty sẽ khai thác đủ lượng lithium để tạo ra 1 triệu khối pin xe điện mỗi năm.
Tuy nhiên, Vulcan vẫn còn phải hoàn thành quá trình cấp phép ở hầu hết các địa điểm mới, nơi công ty này sẽ tiến hành sản xuất năng lượng địa nhiệt và khai thác lithium.
Theo nghiên cứu của ĐH KU Leuven (Bỉ), nếu tất cả các dự án lithium đang được cân nhắc của châu Âu được cấp phép thông qua thì phân nửa nhu cầu của châu lục này từ nay cho tới năm 2030 sẽ được đảm bảo.
Tuy nhiên, việc châu Âu đi xa được tới đâu trên con đường sản xuất nhằm thay thế việc nhập khẩu các nguyên liệu quan trọng vẫn có giới hạn – Sabrin Chowdhury, người đứng đầu nghiên cứu tại Fitch Solutions khẳng định.
Ngành khai thác mỏ ở châu Âu lụi tàn trong những năm gần đây một phần là do nhập khẩu rẻ hơn nhiều. Mỏ magie cuối cùng của châu Âu đã đóng cửa hồi đầu thế kỷ vì không thể cạnh tranh nổi với các đối thủ Trung Quốc. Hầu như toàn bộ lượng magie được sử dụng ở châu Âu hiện tại đến từ Trung Quốc.
Ngoài ra, quá trình cấp phép chậm chạp cũng là một trong những yếu tố kéo lùi ngành công nghiệp – Rolf Kuby, Tổng giám đốc Euromines cho biết.
Hồi đầu năm nay, Thụy Điển phát hiện trữ lượng đất hiếm lớn nhưng có thể phải mất 15 năm mỏ này mới có thể được đưa vào khai thác thương mại. Theo các nhà phân tích, Mỹ cũng có quá trình phép tương đối phiền hà nhưng vẫn ngắn hơn châu Âu.
"Chúng ta cần nghiên cứu về tác động môi trường nhưng cần phải thực hiện nhanh hơn nữa. Các dự án quan trọng nên được tăng tốc", ông Kuby nói.
Thể thao văn hoá