Tham vọng lớn trên bầu trời: ‘Chim sắt’ A380 của Airbus chạy bằng pin hydro cất cánh vào năm 2026
Ảnh: Airbus
Hàng sản xuất máy bay lớn nhất thế giới Airbus mới đây thông báo rằng họ đang phát triển một động cơ pin nhiên liệu hydro. Họ có kế hoạch thử nghiệm công nghệ này trên chiếc máy bay thương mại lớn nhất từng bay trên bầu trời.
- 03-12-2022Bất chấp nguy cơ tàn phá thị trường năng lượng toàn cầu, EU quyết tâm áp giá trần dầu Nga
- 03-12-2022Hy hữu sàn tiền số chuyển nhầm 10,5 triệu USD, người phụ nữ xả láng mua nhà, đem cho, 7 tháng sau mới bị phát hiện
- 03-12-2022Sốc trước khối tài sản của 10 vị tỷ phú thống trị ngành dầu mỏ toàn cầu
Ảnh: Airbus
Tham vọng của Airbus
Nhà sản xuất máy bay Pháp tiết lộ tại Hội nghị Airbus 2022 rằng họ sẽ lắp động cơ và giữa cánh và đuôi của chiếc siêu máy bay A380. Các chuyến bay thử nghiệm sẽ diễn ra vào năm 2026. Đây là một phần sáng kiến Airbus ZEROe nhằm ra mắt máy bay không khí thải vào năm 2035.
Người đứng đầu bộ phận thuyết trình và thử nghiệm ZEROe tại Airbus cho biết rằng A380 là một chiếc máy bay rất ổn định về mặt khí động học. Vì vậy, việc bổ sung bộ phận vào thân máy bay không gây ra nhiều vấn đề.
Airbus trước đó từng tiết lộ ý tưởng thiết kế chiếc máy bay sử dụng nhiên liệu hydro lỏng cùng với động cơ đốt trong. Nhưng phó chủ tịch Glenn Llewellyn của Zero-Emission Aircraft cho rằng chỉ riêng pin nhiên liệu hydro cũng đủ để cung cấp năng lượng cho máy bay thương mại loại nhỏ.
Động cơ sử dụng pin nhiên liệu để chuyển đổi hydro thành điện năng, sau đó cung cấp điện cho cánh quạt. Ông Llewellyn cho biết nếu công nghệ phát triển, động cơ pin nhiên liệu có thể cung cấp đủ năng lượng cho máy bay chở 100 khách, bay trong phạm vi khoảng 1.000 hải lý.
Airbus trước đây đã công bố nhiều ý tưởng máy bay chạy bằng hydro như một phần của chương trình ZEROe. Ảnh: Airbus
Hành trình khử carbon trong lĩnh vực hàng không
Hydro từ lâu đã được coi như một giải pháp thay thế bề vững cho nhiên liệu máy bay truyền thống. Ngành hàng không thải ra 2,8% lượng CO2 toàn cầu, nhưng ngành này phải đối mặt với những thách thức khó khăn hơn so với ngành khác trong quá trình khử carbon và tiến độ còn chậm.
Mặc dù máy bay chạy bằng hydro được phát triển từ giữa thế kỷ 20, chúng phải đối mặt với nhiều trở ngại đáng kể. Chủ yếu là mật độ năng lượng của hydro thấp hơn so với dầu hoả, chúng cũng hiếm hơn trong khi dầu hoả trước kia vừa rẻ lại dồi dào.
Cơ sở hạ tầng để sản xuất và phân phối hydro cũng là một vấn đề. Tại Hội nghị của Airbus, ông chủ Guillaume Faury đã cảnh báo rằng cơ sở hạ tầng là “mối quan tâm lớn”. Vấn đề này có thể ảnh hưởng đến kế hoạch giới thiệu máy bay bằng hydro của công ty vào năm 2035.
Nhưng ngay cả trước khi máy bay hydro được phát triển thành công, loại nhiên liệu này vẫn đóng một vai trò quan trọng trong ngành giao thông vận tải. Trước thông báo của Airbus vài ngày, hãng ô tô Rolls-Royce và hãng hàng không giá rẻ EasyJet cho biết họ đã chuyển đổi thành công một động cơ máy bay thông thường sang chạy bằng nhiên liệu hydro lỏng. Cuộc thử nghiệm trên mặt đất liên quan đến loại đông cơ của Rolls-Royce sử dụng trong máy bay thương mại và quân sự.
Nhiên liệu cho tương lai
Nhiên liệu cho cuộc thử nghiệm của Roll-Royce được lấy từ năng lượng gió và thuỷ triều. Đây chính là ví dụ về “hydro xanh lá”.
Hydro xanh lá thường được tạo ra trong quá trình điện phân nước với nguồn điện từ năng lượng tái tạo. Hydro xám sử dụng điện từ nhiên liệu hoá thạch. Còn hydro xanh lam tương tự như hydro xám nhưng thu được carbon thải ra trong quá trình sản xuất.
Quá trình sản xuất hydro xanh lá. Nguồn: CNN
Cách sử dụng hydro cũng tạo ra khác biệt. Việc đốt hydro lỏng ngoài trời sẽ giải phóng một lượng nhỏ khí nitơ oxit gây hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên, việc sử dụng hydro xanh lá để tạo ra điện trong pin nhiên liệu chỉ thải ra nước và không khí ấm.
Thập kỷ tới sẽ là lúc cho thấy công nghệ hydro nào sẽ cất cánh. Cả hai sẽ là một bước tích cực, đảm bảo sự tồn tại lâu dài của ngành hàng không phát thải thấp.
Theo CNN
Nhịp Sống Thị Trường