MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Thần chú 5 phút" - Bí quyết giúp vượt qua bệnh trì hoãn trong mọi hoàn cảnh

26-06-2017 - 16:59 PM | Sống

Nếu bạn không muốn làm điều gì đó, hãy tự thỏa thuận với bản thân rằng mình sẽ xử lý nó trong ít nhất 5 phút. Sau năm phút, bạn sẽ kết thúc toàn bộ công việc.

Sự trì hoãn trong công việc đang trở thành vấn nạn của các doanh nghiệp nói riêng, và của toàn xã hội nói chung. Thay vì tập trung vào công việc, nhiều nhân viên lại dành thời gian để lướt web hay tán gẫu với đồng nghiệp. Đây có thể coi là “căn bệnh nan y” ảnh hưởng nhiều đến năng suất của cả cá nhân và doanh nghiệp

Vậy làm thế nào để thoát khỏi sự trì hoãn này? Hãy cùng tìm hiểu xem Giám đốc điều hành của Instagram đã vượt qua chúng như thế nào nhé.

Kevin Systrom là Giám đốc điều hành và đNếu bạn không muốn làm điều gì đó, hãy tự thỏa thuận với bản thân rằng mình sẽ xử lý nó trong ít nhất 5 phút. Sau năm phút, bạn sẽ kết thúc toàn bộ công việc.ồng sáng lập của Instagram - một ứng dụng cho phép người dùng sử dụng smartphone để chụp, xử lý và chia sẻ ảnh một cách nhanh chóng và thuận tiện. Tuy nhiên, cũng giống những người khác, ông cũng mắc phải thói quen hay trì hoãn. Và vì vậy, tỷ phú 33 tuổi đã đưa ra một thủ thuật đơn giản để vượt qua thói quen xấu này. Trả lời Axios về những thủ thuật thú vị trong cuộc đời mình, ông chia sẻ: "Nếu bạn không muốn làm điều gì đó, hãy tự thỏa thuận với bản thân rằng mình sẽ xử lý nó trong ít nhất 5 phút. Sau năm phút, bạn sẽ kết thúc toàn bộ công việc."

Systrom không phải là người đầu tiên áp dụng thành công quy tắc năm phút này. Trong lúc viết bài báo này, nhà báo Chris Weller đã thiết lập Tomato Timer (một trang web cho phép bạn đặt một bộ đếm thời gian 25 phút để hoàn thành nhiệm vụ của bạn). Tuy nhiên, để tận dụng tối đa bí quyết 5 phút của Systrom, cần phải hiểu được tại sao nó lại rất hiệu quả.

Christine Li, một nhà tâm lý học lâm sàng chuyên nghiên cứu về sự trì hoãn nói rằng: "Hầu hết sự trì hoãn xuất phát từ sự sợ hãi hoặc từ các mâu thuẫn. Thậm chí ngay khi bạn có đầy đủ động lực để hoàn thành công việc của mình, thì nỗi sợ về sự thất bại, những lời phê bình, hay sự căng thẳng sẽ chống lại những động lực ấy. Chúng ta muốn hoàn thành những dự án của mình, và dĩ nhiên cũng sẽ không muốn sự sợ hãi hiện hữu cản bước. Điều này giải thích tại sao đôi khi chúng ta trì hoãn ngay cả khi chả có lý do gì để làm như vậy".

Tại sao quy tắc 5 phút lại hiệu quả đến vậy? Bạn chỉ cần bắt tay vào công việc và cố gắng hoàn thành nó trong vòng 5 phút. Sau đó, cho dù bạn có phải mất thêm thời gian để hoàn thành nốt công việc cũng sẽ không có vấn đề gì cả. Bởi vì bạn đã vượt qua rào cản khó khăn lúc ban đầu.

Chiến thuật này cũng làm giảm đi những gì các nhà tâm lý học gọi là "chi phí của một hoạt động", bao gồm chi phí tình cảm (sợ hãi hoặc lo lắng), chi phí cơ hội (bỏ lỡ các hoạt động khác) và chi phí nỗ lực (độ khó của công việc). Moeller nói rằng động lực của chúng tôi để hoàn thành công việc tăng lên khi chi phí giảm xuống. Vì vậy, so với phải đối mặt xuống giờ làm việc, năm phút chạy nước rút có thể biến gánh nặng công việc trở nên nhanh chóng và thú vị.

Khi đã thực sự bắt tay vào công việc, chúng ta thường bất ngờ với thái độ tích cực của mình so với những suy nghĩ của mình trước đó. Ví dụ, một vài nghiên cứu đã chứng minh rằng sinh viên nữ tin rằng họ không giỏi Toán bằng các nam sinh. Tuy nhiên, sự khác biệt giới biến mất khi học sinh được khảo sát về năng lực và cảm xúc trong quá trình kiểm tra Toán. Kết quả cho thấy rằng những cảm giác tiêu cực mà các nữ sinh đã dự đoán hoàn toàn không đúng với cảm giác của họ trong quá trình họ làm bài kiểm tra.

Hơn nữa, hầu hết các hoạt động, thậm chí như rửa chén bát hay kiểm tra chính tả một bảng tính, đều có thể tạo ra trạng thái "dòng chảy" - thuật ngữ được đặt ra bởi nhà tâm lý học Mihaly Csikszentmihalyi. Moeller cho rằng trong tình trạng dòng chảy, chúng ta trở nên đắm mình trong hoạt động đó mà tạm quên đi những gì xung quanh, khiến ta có cảm giác thời gian như trôi nhanh hơn. Trạng thái dòng chảy này cũng sẽ phát huy hiệu quả trong các hoạt động đầy thử thách. Nó sẽ kích thích bản thân làm được càng nhiều càng tốt trong vòng 5 phút.

Cuối cùng, giống như chương trình của Tomato Timer, thủ thuật 5 phút của Systrom xoay quanh câu hỏi làm thế nào để tự kiểm soát công việc của mình. Bí quyết là khi bắt đầu bất kì một công việc gì, bạn chỉ cần tập trung và cố gắng hoàn thành nó trong 5 phút đầu tiên. Sau 5 phút làm việc căng thẳng, một dự án khổng lồ có thể vẫn rất đồ sộ. Nhưng sau khi vượt qua những trở ngại ban đầu, nó sẽ không còn là điều bất khả thi.

Theo Thanh Hậu

Trí thức trẻ

Trở lên trên