MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thân nhau đến đâu, cũng không được phép kể cho nhau nghe 3 chuyện: Lỡ miệng một lần, lợi bất cập hại

19-09-2020 - 11:14 AM | Sống

Một người ăn nói không biết giữ chừng mực, chuyện gì cũng có thể đem ra kể cho người khác nghe, đừng hỏi tại sao cuộc sống không bao giờ được sung sướng. Người thông minh ăn nói thận trọng và hiểu im lặng là vàng. Khi nói chuyện, xin hãy hạn chế kể về ba chuyện sau đây, cho dù người lắng nghe là người thân thuộc đến thế nào. Chỉ cần làm được như vậy, cuộc sống sẽ trở nên thuận lợi hơn rất nhiều.

Chuyện bí mật

Mỗi người đều có những bí mật sống để bụng chết mang theo. Đó là những chuyện chúng ta không bao giờ muốn nhắc đến. Giữ bí mật chính là một cách tự bảo vệ bản thân và là sự tôn trọng với quá khứ.

Người luôn thích đem những bí mật tiêng tư ra chia sẻ với người khác thường là kiểu người nhẹ dạ cả tin. Họ tưởng bản thân có thể dễ dàng kiếm được sự đồng cảm của người khác, không bao giờ ý thức được rằng bí mật họ kể rất có khả năng sẽ khiến họ trở thành trò cười cho thiên hạ.

Thời nhà Hán, có một người tên là Khổng Quang. Ông là người rất kín kẽ, nên chuyên chịu trách nhiệm xử lý các tài liệu cơ mật. Mỗi ngày, sau khi xong việc, ông đều đốt hết các bản thảo của ngày hôm đó. Hành động này đã khiến nhiều người cảm thấy tò mò về công việc của ông. Khả năng bảo mật thông tin của ông tốt đến mức khi có người hỏi ông thích trồng cây gì, ông sẽ chỉ đáp lại vài lời bâng quơ không cụ thể cho qua chuyện.

Người Arab từng nói: "Bí mật được giữ kín là bề tôi trung thành. Bí mật bị bại lộ là mầm mống tai họa."

Tâm hại người không nên có, nhưng tâm phòng người nhất định phải có.

Đừng tùy tiện nói ra bí mật của mình. Đừng nhẹ dạ để người khác nắm thóp.

Biết giữ bí mật cũng chính là đang thiết lập ranh giới an toàn cho chính mình.

Thân nhau đến đâu, cũng không được phép kể cho nhau nghe 3 chuyện: Lỡ miệng một lần, lợi bất cập hại - Ảnh 1.

Lời than thở

Đời có mười phần thì xuất hiện đến tám chín phần không như ý mình mong muốn. Cuộc sống vốn dĩ vận hành như vậy, nên chúng ta có nghĩa vụ phải cắn răng chịu đựng để mà kiên cường chiến đấu. Một người muốn trưởng thành, bắt buộc phải sở hữu đủ nhiều những vết thương lòng. Khi gặp chuyện không vừa ý, hãy cố gắng nhìn vào mặt tích cực, thay vì chăm chỉ than thở về vận rủi của mình.

Người hay oán trách đời bất công, lâu ngày tất mất chí tiến thủ. Những lời than mang nhiều năng lượng tiêu cực ảnh hưởng đến người nghe một, ảnh hưởng đến người nói mười. Theo thời gian, không còn ai muốn kết bạn với những người có thói quen than thở, còn những người than thở sẽ không còn tìm được sự thoả mãn trong bất kể công việc nào.

Tăng Quốc Phiên từng đi luyện binh ở Hồ Nam. Lúc đấy, ông không tiền bạc, không quyền thế, cũng không có binh lính riêng, đã thế còn bị quân địa phương coi thường. Gặp phải tất cả những chuyện bất lợi ấy, ông vẫn không hề kêu ca nửa lời với ai, chỉ nhẫn nhịn và âm thầm cố gắng. Kết quả, ông trở thành tướng quân gánh vác an nguy của nước nhà.

Đừng trách cuộc đời sao lắm bất công. Đừng oán số phận sao lại hẩm hiu đến thế.  Ở đời, trừ bố mẹ ra, làm gì có ai thích nghe bạn kể khổ mỗi ngày hay sẵn sàng cùng bạn xử lý hậu quả sau thất bại. Khi đã sa cơ lỡ vận, bạn đừng làm phiền bất kỳ ai. Điều duy nhất bạn có thể làm chính là kiên nhẫn và cố gắng, chờ đến ngày chân cứng đá mềm.

Thành công là niềm vui. Thất bại là định mệnh. Chi cần cố gắng hết mình, mọi thứ còn lại hãy để tùy duyên.

Ăn mày dĩ vãng

Đời người có 10 đại kị. Ăn mày dĩ vãng là một trong số đó. Người thích ăn mày dĩ vãng đa phần là do hôm nay họ chẳng còn gì đáng để nói. Người hay chém gió trên bàn nhậu, mở miệng ra là nói chuyện ngày xưa, thường là những người tay trắng ở thời điểm hiện tại.

Hiện tại ảm đạm sao mà so được với quá khứ huy hoàng. Kiểu người này chỉ biết nương nhờ vào ánh hào quang của một thời xưa cũ để níu kéo lại chút thể diện cho hôm nay. Quá khứ thành công hay thất bại cũng đều là chuyện đã qua. Cuộc đời đã bước sang trang mới nên bạn hãy dừng việc nhắc lại chuyện xưa.

Sau khi thắng giải Nobel văn học, nhà văn Mạc Ngôn đã khéo léo từ chối lời đề nghị sửa sang lại căn nhà cũ của mình do chính quyền quê hương khởi xướng. Ông nói: "Tôi cần phải nhanh chóng quên đi giải thưởng này. Tôi không thể cứ mãi đắm chìm trong men say chiến thắng mà đánh mất chính mình."

Ngủ quên trong chiến thắng là hành vi của kẻ hèn nhát không dám đối mặt với thực tại. Người giỏi không ưa khoa trương. Họ khiếm tốn và có chí tiến thủ.

Hôm qua dù có tốt đẹp thì cũng đã thành quá khứ. Người trưởng thành không nhắc lại chuyện xưa, chỉ tập trung sống hết mình cho hôm nay.


Theo Đình Trọng

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên