MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thẳng thắn đôi khi thua thiệt: Vì sao chúng ta không nên quá thật thà để đạt được thứ mình muốn?

23-03-2019 - 23:28 PM | Sống

Nếu "dối trá" lại giúp người khác trở thành phiên bản tốt hơn của chính họ, còn chúng ta nhận được điều đẹp đẽ hơn thì tại sao không?

Từ nhỏ chúng ta đã luôn được người lớn nuôi dạy rằng nói dối là hành vi xấu xa. Tuy nhiên Simon Sinek, tác giả của cuốn sách self-help nổi tiếng "Hãy bắt đầu với câu hỏi tại sao" lại không nghĩ như vậy. Trong một bài đăng của mình trên blog cá nhân, Sinek đã viết lại câu chuyện của anh với người bạn Michael, một người ăn chay trường và khẳng định lợi ích của việc nói dối.

Thẳng thắn đôi khi thua thiệt: Vì sao chúng ta không nên quá thật thà để đạt được thứ mình muốn? - Ảnh 1.

Simon Sinek, tác giả của cuốn sách self-help nổi tiếng "Hãy bắt đầu với câu hỏi tại sao" không nghĩ nói dối là hành vi hoàn toàn xấu xa.

Tác giả viết: "Michael thích ra ngoài ăn tối với bạn bè và không bao giờ phàn nàn về điều đó. Anh ấy luôn tìm ra thứ gì đó để ăn. Trong một bữa ăn tối gần đây của chúng tôi, tôi đã chứng kiến một ‘thủ thuật’ mà anh ta sử dụng để bảo đảm rằng đồ ăn của mình hoàn toàn thuần chay, vì bạn biết đấy, điều đó khó có thể đảm bảo khi bạn không tự tay nấu ăn tại nhà".

Sau khi Micheal quyết định gọi súp, anh ta đã hỏi đi hỏi lại người phục vụ rằng họ sử dụng nước hầm gà hay rau củ để làm món đó, và người phục vị khẳng định đó là nước hầm rau củ.

Sau khi bát súp được đặt trên bàn, Micheal lại tiếp tục hỏi lại lần nữa liệu đó có thật là nước rau củ hay không. Anh nói với người phục vụ với vẻ lo lắng: "Bởi vì tôi bị dị ứng nặng với thịt gà, và nếu trong đó có chút thành phần gì từ gà thì tôi sẽ bị co giật".

Đến lúc này người phục vụ mới tỏ ra chần chừ và nói rằng cô sẽ vào hỏi lại đầu bếp. Chưa đầy một phút sau đó, cô ta quay lại và cầm bát súp đi ngay lập tức. Hoá ra bát súp đó được làm từ nước hầm gà.

Sinek giải thích: "Câu chuyện này không chỉ đưa ra bài học rằng đôi khi con người cần ‘gian dối’ một chút để khiến người khác quan tâm đến mình hơn, nó mang ý nghĩa sâu xa và tích cực hơn thế. Ngay khi Micheal đẩy phần trách nhiệm qua nữ phục vụ, cô ta đã sẵn lòng dành thời gian và chú ý hơn đến nhu cầu của anh ấy".

Một cách rõ ràng hơn, Sinek không hàm ý rằng nói dối là hành động dễ chấp nhận để lấp liếm một lỗi lầm. Thay vào đó, anh cho rằng chúng ta vẫn nên nói dối bất cứ khi nào có thể, đặc biệt là trong công việc để người khác làm việc một cách có trách nhiệm hơn. Khi một người nắm giữ trách nhiệm cho một nghiệm vụ nào đó dễ dẫn đến kết quả tiêu cực, họ sẽ đổ nhiều tâm huyết và cố gắng vào nó hơn.

Thẳng thắn đôi khi thua thiệt: Vì sao chúng ta không nên quá thật thà để đạt được thứ mình muốn? - Ảnh 2.

Khi một người nắm giữ trách nhiệm cho một nghiệm vụ nào đó dễ dẫn đến kết quả tiêu cực, họ sẽ đổ nhiều tâm huyết và cố gắng vào nó hơn.

"Trong kinh doanh cũng như vậy. Nếu ta giao trách nhiệm cho ai đó, nhưng vẫn kiểm tra lại kết quả nhiều lần trước khi gửi đến khách hàng, thì người chịu trách nhiệm cho công việc ấy không phải người kia nữa, mà là chúng ta. Càng được giao nhiều trách nhiệm, họ càng sẵn lòng đón nhận sự giúp đỡ từ người khác để đảm bảo rằng họ đang làm đúng. Người nữ phục vụ kia biết rõ điều đó", Sinek nói.

Các nhà nghiên cứu thường sử dụng phương pháp tương tự khi tiến hành các thí nghiệm và khảo sát. Bà Lisa Duddington, người sáng lập Keepitusable, một cơ quan nghiên cứu thường xuyên làm việc với các công ty lớn như Unilever và Microsoft, cho biết: "Đôi lúc việc ‘đánh lừa’ người dùng trong quá trình nghiên cứu là khá cần thiết bởi việc cung cấp thông tin hoàn thiện có thể sẽ thay đổi cái nhìn của họ về việc mình đang làm, cách suy nghĩ và cả lời nói".

Một chi tiết trong bộ phim viễn tưởng "Người Dơi: Kỵ sĩ bóng đêm" (2008) cũng cho chúng ta bài học tương tự. Ở cuối phim, nhân vật Người Dơi và Ủy viên James Gordon đã nói dối về vụ giết người do Luật sư Harvey Dent gây ra ngay trước ngày ông này chết.

Trước đó, thành phố Gotham đã tôn vinh Dent như một "hiệp sĩ trắng", hiện thân của lẽ phải, và để bảo vệ niềm tin của người dân vào công lý, thực thi pháp luật và trật tự xã hội, Người Dơi đã đứng ra tự nhận mình là thủ phạm của vụ sát hại.

Sau đó anh nói với người bạn Gordon: "Đôi lúc sự thật chưa hẳn đã tốt. Họ xứng đáng nhận được điều tốt đẹp hơn thế."

Mặc dù câu chuyện về món súp chay và người bạn Micheal có thể hơi khó hiểu để làm rõ điều đó, nhưng về cơ bản, tác giả Sinek đưa ra quan điểm tương tự: Bạn có thể gọi đó là dối trá, coi đó là sự thao túng và xem đó là hành động sai trái. Nhưng đôi khi một lời nói dối lại giúp người khác trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình thì tại sao không?

Nguyễn Linh

CNBC.com

Trở lên trên