Thăng trầm xếp hạng Forbes của các tỷ phú thế giới người Việt
Ông Hoàng Kiều có một nhận xét thú vị về tài sản trên bảng xếp hạng tỷ phú: “Đừng nói về cổ phiếu. Đừng nói những câu chuyện tiền tỷ. Hôm nay bạn có thể là tỷ phú, ngay ngày mai thì không”.
- 11-09-2018Đâu là nghịch lý của một khu vực có nhiều tỷ phú hơn bất cứ nơi nào trên thế giới?
- 03-09-2018Tỷ phú Việt Nam ở đâu trên bản đồ thế giới?
- 10-08-2018Tỷ phú đô la và dấu hỏi của nền kinh tế
Hoàng Kiều là Phó chủ tịch Thượng Hải RAAS Blood Products Co. Ông sở hữu khoảng 35% cổ phần của công ty này, được niêm yết trên sàn chứng khoán Thâm Quyến.
Hoàng Kiều sinh ra ở Việt Nam và di cư sang Hoa Kỳ cùng gia đình vào năm 1975 khi quân đội Mỹ rút khỏi Việt Nam. Ông làm việc tại Phòng thí nghiệm Abbott Hoa Kỳ và trở thành giám đốc bộ phận sản xuất và thử nghiệm huyết tương của công ty. Năm 1980, Hoàng Kiều thành lập một công ty cung cấp kháng nguyên kháng thể hiếm và bắt đầu xây dựng các trung tâm plasma ở Hoa Kỳ.
Sự hợp tác với Trung tâm Huyết học Thượng Hải ở Trung Quốc vào năm 1987 đã giúp Hoàng Kiều sáng lập công ty Thượng Hải RAAS Blood Products vào năm 1988. Phần lớn tài sản của ông Kiều đến từ cổ phần ông nắm giữ tại công ty Shanghai RAAS Blood Products.
Cổ phiếu của công ty này hiện đang tụt giá trầm trọng trên sàn Thâm Quyến (Trung Quốc), khiến tài sản trên sàn chứng khoán của ông Kiều "bốc hơi" nhanh chóng. Tuy nhiên, ông vẫn là tỷ phú tự thân hàng đầu trong lĩnh vực sản phẩm y tế.
Theo công bố mới nhất của Forbes, khối tài sản của ông Hoàng Kiều đã rớt xuống còn 1,6 tỷ USD (năm ngoái lên tới 2,9 tỷ đô la Mỹ). Ông Kiều vào danh sách những người giàu nhất thế giới lần đầu tiên và năm 2014, khi đó giá trị tài sản cá nhân của ông lên tới 3,8 tỷ USD, đứng thứ 149 trong 400 người giàu nhất nước Mỹ. Năm 2016, ông nằm trong top 500 người giàu nhất thế giới và đứng thứ 453 với 3,5 tỷ Đô la.
Cho đến tận cuối năm 2017, số lượng tỷ phú mang quốc tịch Việt Nam mới chỉ dừng lại ở 2 người. Đứng thứ nhất là ông Phạm Nhật Vượng, với khối tài sản lúc đó ước tính khoảng 3,7 tỷ USD. Người còn lại là bà Nguyễn Thị Phương Thảo (CEO Vietjet) với tổng tài sản lúc bấy giờ là 2,3 tỷ USD.
Đầu năm nay, Việt Nam có thêm 2 đại diện mới gia nhập danh sách tỷ phú thế giới là ông Trần Bá Dương (Chủ tịch Ô tô Trường Hải) và ông Trần Đình Long (Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát) với giá trị tài sản lần lượt là 1,7 và 1,2 tỷ Đô la Mỹ, nâng tổng số tỷ phú quốc tịch Việt Nam lên 4 người. Cùng thời điểm đó tài sản của ông Vượng là 6,8 tỷ USD và đứng ở vị trí thứ 499, lọt vào top 500 người giàu nhất thế giới. Trong khi đó, tài sản của bà Thảo tăng vọt lên 3,1 tỷ USD, đưa bà lọt vào top 1.000 người giàu nhất thế giới.
Riêng ông Hoàng Kiều có một cú trượt dài khi tài sản giảm đột ngột gần 1 tỷ USD khiến vị trí trên bảng xếp hạng của Forbes giảm tới 240 bậc.
Hiện nay khi ông Hoàng Kiều đã bị loại ra khỏi top 400 người giàu nhất nước Mỹ, với thứ hạng thực trên thế giới là 1.432, tụt gần 600 bậc so với vị trí 859 hồi tháng 3 năm 2018.
Tuy nhiên, các con số về tài sản và thứ hạng của các tỷ phú người Việt còn lại có phần khởi sắc. Ông Vượng hiện tại đang đứng thứ 243, tăng 256 bậc so với hồi đầu năm. Bà Thảo đứng thứ 820, vẫn nằm trong top 1.000. Ông Trần Bá Dương tăng 4 bậc tiến lên vị trí thứ 1.335 trên bảng xếp hạng. Trong khi đó ông Trần Đình Long đang tạm thời nắm giữ vị trí thứ 1.798.