Thành công và thất bại của tỉ phú đứng đằng sau café NYDC
Người mang NYDC vào Việt Nam không phải là một người kém danh tiếng, đó chính là ông Arthur Tay - một trong những người giàu nhất Singapore hiện nay và có tầm ảnh hưởng lớn nhất tại quốc đảo Sư tử.
- 26-07-2016NYDC đóng cửa nhà hàng cuối cùng tại Việt Nam
- 26-11-2009Tập đoàn SULT mở chuỗi nhà hàng café nydc
Thị trường café và thức ăn nhanh của Việt Nam đang xuất hiện những biến động lớn khi bên cạnh một số tay chơi mới xuất hiện như chuỗi Coca Restaurants của Thái Lan thì cũng có những tên tuổi lớn phải rời cuộc chơi.
Mới đây nhất, chuỗi café và phục vụ món tráng miệng thâm nhập vào thị trường Việt Nam gần 7 năm qua là New York Desert Cafe (NYDC) tuyên bố đóng cửa nhà hàng cuối cùng nằm trên đường Nguyễn Du, thuộc khu vực trung tâm TP.HCM.
Đó giống như một lời cảnh báo cho những người muốn tham gia vào thị trường này, rằng tỉ suất sinh lợi thu được có thể không giống như viễn cảnh màu hồng mà các báo cáo thẩm định dự án vẽ ra.
Người mang NYDC vào Việt Nam không phải là một người kém danh tiếng, đó chính là ông Arthur Tay - một trong những người giàu nhất Singapore hiện nay và có tầm ảnh hưởng lớn nhất tại quốc đảo Sư tử.
Nếu có dịp du lịch đến Singapore, chắc chắn bạn sẽ khó bỏ lỡ cơ hội viếng thăm khu du lịch nổi tiếng xa hoa Sentosa, đặc biệt là du thuyền One°15 Marina Club - nơi neo đậu của những chiếc du thuyền superyatch hạng sang của giới thương lưu thế giới mà mỗi chiến có giá trị ít nhất là 3 triệu USD trở lên. Bên cạnh đó, câu lạc bộ này còn có hệ thống khách sạng, hồ bơi, nhà hàng, quán bar cực kì sang trọng.
Quay trở lại những năm 50 của thế kỉ trước, hòn đảo Sentosa này vẫn chỉ là một hòn đảo khô cằn, cô đơn. Thỉnh thoảng, nơi đây còn là nơi dừng chân của bọn hải tặc nối tiếng trên vùng biển giáp ranh giữa Indonesia và Malaysia.
Vào đầu những năm 1970, chính Arthur Tay là người khởi xướng chiến dịch cùng hợp tác với Chính phủ của Thủ Tướng Lý Quang Diệu cải tạo lại hòn đảo này, thực hiện lấn biển và dần biến hòn đảo nơi đây thành một trong những hòn đảo hấp dẫn du lịch nhất của Singapore.
Chi phí ban đầu mà người đàn ông này bỏ ra để tham gia cải tạo hòn đảo lên đến 47 triệu USD, nhưng giờ thì không ai nó số tiền đầu tư này là lớn cả, đơn giản nơi đây đã trở thành một biểu tượng du lịch của Singapore với số lượng khách nước ngoài thăm viếng mỗi năm lên đến hàng triệu người.
Kế thừa tinh thần khởi nghiệp của người cha là người sáng lập nên Tâp đoàn Thuốc lá Singapore United Tobaco, Arthur Tay đã nối nghiệp, khuếch đại tập đoàn và đổi tên thành tập đoàn SULT với hơn 4.000 nhân viên hoạt động tại gần 20 quốc gia hiện nay.
Tại thị trường Việt Nam, dấu chân của nhà tài phiệt này để lại cũng rất ấn tượng. Ông chính là người khai trương trung tâm thương mại kèm giải trí Super Bowl mang tầm quốc tế đầu tiên tại TP.HCM vào 1996. SULT cũng trở thành đối tác nhận nhượng quyền để mang chuỗi gà rán KFC của Mỹ đến Việt Nam vào 1997.
Hiện chuỗi FKC làmột trong những muỗi FMCG thành công nhất tại Việt Nam cho đến nay với hơn 140 nhà hàng tại 19 tỉnh thành phố trên cả nước, bất chấp sức ép cạnh tranh cực kì khốc liệt khi các thương hiệu FMCG nổi tiếng như McDonalds, Lotteria, hay Burger King dần xuất hiện tại Việt Nam.
Chính vì lẽ đó, việc ra đi của chuỗi NYDC khiến nhiều người bất ngờ. Cho đến thời điểm đóng cửa, NYDC chỉ có 5 nhà hàng tại TP.HCM, rất khiêm tốn so với mục tiêu 20 ban đầu.
Có lẽ việc ra đời vào đúng thời điểm nền kinh tế Việt Nam suy thoái đã góp phần không nhỏ vào sự mở rộng nhanh chóng của chuỗi – một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công khi kinh doanh trên thị trường thức ăn nhanh. Trong khi ngày càng nhiều các chuỗi café mới xuất hiện với sản phẩm đa dạng phù hợp với thị hiếu của người dân càng gây ra áp lực lớn cho NYDC.
Nhưng NYDC đóng cửa không phải là thất bại duy nhất của Arthur Tay tại Việt Nam. Có một dự án giải trí du lịch mà đại gia này ấp ủ tại Việt Nam từ rất lâu nhưng giờ vẫn chưa thành công – đó là giấc mơ mang bản sao ONE˚15 Marina vào Việt Nam.
Năm 2014, Arthur Tay đã kí kết với công ty Dầu Khí Vũng Rô (Nga) để xây dưng câu lạc bộ du thuyền tại Tổ hợp nghĩ dưỡng Vịnh Vũng Rô (tổng tổ hợp này có giá trị hơn 2,5 tỉ USD). Đây là hạng mục đâu từ bất động sản của tập đoàn Nga bên cạnh dự án lọc dầu Vũng Rô trị giá hơn 4 tỉ USD.
Khi hoàn thành, câu lạc bộ này sẽ là điểm đến của 300 chiếc du thuyền, cùng hệ thống khách sạn ven biển và các khu mua sắm, các quán bar, nhà hàng sang trọng.
Các nhà phát triển khi ấy tham vọng sẽ biến nơi đây trở thành một trong những trong điểm về giải trí du thuyền ở Châu Á, kết nối với các khu du thuyền nổi tiếng ở Hồng Kông và Hàn Quốc ở phía Bắc và Sentosa ở phía Nam. Thậm chí, những chuyên gia giải trí trong ngành khi đó đã mơ về một cuộc đua du thuyền liên Châu Á, kế nối những bến marina này với nhau.
Nhưng sau hai năm công bố thì cho đến nay dự án siêu sang này vẫn chưa thấy tiến triển gì, tương tự như số phận của dự án lọc dầu Vũng Rô. Có lẽ kinh doanh cũng phải gặp thời và không phải cứ người tài giỏi là sẽ thành công.
Với việc thoái lui của NYDC có thể thấy thị trường kinh doanh chuỗi FMCG Việt Nam thật sự rất khắc nghiệt, dù được đánh giá là vẫn còn tiềm năng tăng trưởng khả quan nhờ dân số trẻ chiếm ưu thế.
Theo ông Sean T Ngo, giám đốc công ty tư vấn nhượng quyền VF Franchise Consulting, “một thương hiệu nước ngoài một thành công thì cần phải định vị phân khúc thị trường rõ ràng so với các đối thủ khác, đồng thời cách thức thực thi phải hoàn hảo”.
Người đồng hành