Thanh nhiên liệu bị hư hại, Trung Quốc buộc phải tắt lò phản ứng hạt nhân khủng bậc nhất thế giới
Lò phản ứng tại một nhà máy điện hạt nhân tại Đài Sơn, Giang Môn, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc đã buộc phải ngừng hoạt động vì sự cố với thanh nhiên liệu.
- 02-08-2021Bên trong vườn nuôi cấy virus chế tạo vaccine Covid-19 của Trung Quốc: Rộng 3.600 m2, cao 4 tầng, đã cung ứng hơn 1 tỷ liều vaccine ra thị trường
- 02-08-2021Nuôi lợn ở Trung Quốc: Lợn ở trong "khách sạn" 13 tầng, hệ thống kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm tự động, kiểm soát ra vào nghiêm ngặt
- 02-08-2021Trung Quốc khởi động quá trình đại thanh tra các doanh nghiệp công nghệ lớn nhất
- 01-08-2021Trung Quốc phát hiệm cụm dịch Covid-19 mới
- 01-08-2021KOL Trung Quốc lợi dụng lũ lụt để câu view
Tập đoàn điện Hạt nhân Trung Quốc (CGN), một công ty quốc doanh, cho biết họ đã đóng cửa một lò phản ứng ở nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn vì "một thiệt hại nhỏ trong hệ thống thanh nhiên liệu". Sự cố xảy ra trong quá trình vận hành nhà máy nhưng nhà chức trách Trung Quốc cho biết "nó vẫn nằm trong giới hạn cho phép của các thông số kỹ thuật".
"Sau cuộc thảo luận kỹ lưỡng giữa các kỹ thuật viên người Pháp và người Trung Quốc, nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn đã quyết định đóng lò phản ứng của Tổ máy số 1 để bảo trì đồng thời tìm hiểu nguyên nhân khiến thanh nhiên liệu bị hỏng và tiến hành thay thế nó. Lò phản ứng hiện an toàn và nằm dưới tầm kiểm soát", tuyên bố của nhà máy cho biết.
Hồi tháng 6, CNN dẫn thông tin từ công ty Framatome của Pháp, đang thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ hoạt động tại Đài Sơn, cảnh báo về "mối họa phóng xạ tiềm tàng" tại nhà máy. Chính phủ Mỹ đã ngay lập tức tiến hành điều tra nguy cơ rò rỉ phóng xạ.
Framatome là công ty con của Tập đoàn Điện lực Pháp Electricite de France (EDF). Họ nắm giữ 30% cổ phần của doanh nghiệp sở hữu và điều hành nhà máy Điện hạt nhân Đài Sơn, một liên doanh với Tập đoàn điện Hạt nhân Trung Quốc.
Tại thời điểm đó, phía Trung Quốc nói rằng mức độ phóng xạ xung quanh nhà máy là bình thường. Sau đó, họ nói rằng chưa tới 0,01% trong số hơn 60.000 thanh nhiên liệu trong lò phản ứng của Tổ máy 1 bị hư hỏng. Trung Quốc cũng cho biết thiệt hại này là không thể tránh khỏi do các yếu tố liên quan tới sản xuất và vận chuyển nhiên liệu.
Tuy nhiên, vào tháng 7, một người phát ngôn của EDF nói rằng tình hình ở nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn là "nghiêm trọng" nhưng không phải tình huống khẩn cấp. Người này cho biết nếu là ở Pháp, họ đã đóng cửa để giải quyết vấn đề. Người phát ngôn này cũng không trực tiếp kêu gọi Trung Quốc ngừng hoạt động nhà máy và nhấn mạnh đó là quyết định của CGN.
Nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn có 2 lò phản ứng hạt nhân. Lò phản ứng hạt nhân thứ nhất được đưa vào vận hành thương mại vào tháng 12/2018 trong khi lò phản ứng thứ 2 được đưa vào vận hành vào tháng 9/2019. Đây là nhà máy điện hạt nhân đầu tiên trên thế giới sử dụng công nghệ lò phản ứng EPR do Pháp phát triển do các nhà máy khác ở Pháp và Phần Lan đang chậm tiến độ. Hiện tại, đây cũng là 2 trong số những lò phản ứng hạt nhân mạnh nhất thế giới.
Nhà máy này được động thổ tháng 8/2008 và khối bê đông đầu tiên được đổ vào tháng 10/2009. Ban đầu, người ta dự kiến hoàn thành nhà máy trong 44 tháng nhưng phải mất tới 100 tháng xây dựng, lò phản ứng đầu tiên mớ có thể vận hành thương mại.
Trải qua một vài sự cố nhỏ kể từ khi vận hành, đây là lần đầu tiên nhà máy điện hạt nhân Đài Sơn phải ngừng hoạt động lò phản ứng để sửa chữa. Chưa thể xác định thời điểm lò phản ứng này được đưa vào vận hành trở lại.