Thành phố nào đắt đỏ nhất thế giới?
Paris và Zurich cùng Hong Kong tạo thành top 3 trong bảng xếp hạng mới nhất.
- 28-11-2020Liên tiếp trẻ tử vong nghi do học theo Youtube: Cảnh báo khẩn đừng bỏ mặc trẻ với ti vi, điện thoại
- 28-11-2020Loại thực phẩm màu đen được chuyên gia ca ngợi là thuốc bổ khỏe thân, lại dưỡng nhan vào mùa đông, phụ nữ càng ăn sẽ càng khỏe và trẻ ra
- 28-11-2020Dưới đây là 7 khuynh hướng tiền bạc phổ biến, hãy xem bạn đang thuộc khuynh hướng nào để quản lý tài chính tốt nhất
Vào những năm 1980, Hiroaki Ota, một bác sĩ tâm lý người Nhật Bản làm việc tại Paris, đã xác định một tình trạng hiếm gặp của một số du khách Nhật Bản, những người cảm thấy thất vọng với thủ đô nước Pháp.
Chứng rối loạn đặc biệt mà các triệu chứng bao gồm ảo giác, lo lắng và chóng mặt, được gọi là pari shōkōgun hay “Hội chứng Paris”. Mặc dù hội chứng này đã được xóa bỏ trong năm nay, do lượng du lịch quốc tế gần như ngừng trệ, nhưng với nhiều cư dân thành phố khi nghĩ về chi phí sinh sống của tại Paris, cảm giác tim đập nhanh và tình trạng ‘dụi mắt’ mỗi khí nhìn giá cả vẫn tiếp tục tồn tại.
Theo phát hiện mới nhất từ Khảo sát Chi phí Sinh hoạt Toàn cầu của The Economist Intelligence Unit (EIU), thủ đô của Pháp có chi phí sinh hoạt cao nhất trên thế giới. Cùng với Paris, Hong Kong và Zurich chia sẻ vị trí đầu bảng trong cuộc khảo sát so sánh giá của gần 140 sản phẩm và dịch vụ tại 133 thành phố trên thế giới.
Các kết quả này chủ yếu được các công ty sử dụng để thương lượng mức bồi thường thích hợp khi di dời nhân viên, nhưng chúng cũng tiết lộ vô số cách mà COVID-19 đang ảnh hưởng đến chi phí sinh hoạt.
Quá trình chuyển đổi không gian làm việc từ văn phòng đến làm tại nhà có thể giải thích cho nhiều sự thay đổi trong thói quen chi tiêu. Với nhiều người làm việc tại nhà hơn, giá máy tính xách tay và máy tính đã tăng lên - trung bình 18,7% kể từ năm 2019.
Trong khi đó, do các cửa hàng không thiết yếu đóng cửa trong thời gian phong tỏa, doanh số bán quần áo và giày dép giảm mạnh, kéo theo giá cả của chúng cũng giảm xuống. Mặc dù các mặt hàng này đã có sự chuyển hướng sang bán lẻ trực tuyến, nhiều người tiêu dùng đã suy nghĩ lại về chi tiêu cho các cửa hàng thời trang của họ.
Mọi người cũng đã chuyển sang các sản phẩm có hại phổ biến để đối phó với đại dịch. Mặc dù có tác hại đối với hệ thống miễn dịch, rượu vẫn được lòng người tiêu dùng, dẫn đến sự gia tăng giá cả của loại hàng này. Những người hút thuốc cũng đang phải trả nhiều tiền hơn — tất cả năm thành phố của Úc trong chỉ số này đều chứng kiến mức tăng giá thuốc lá chạm mốc hai con số.
Chỉ số chi phí sinh hoạt của các thành phố trên thế giới, 2020 (Nguồn: EIU)
Các vấn đề của chuỗi cung ứng cũng khiến giá cả tăng cao, mặc dù không phải lúc nào covid-19 cũng là nguyên nhân dẫn đến tính trạng này. Bất ổn chính trị ở Syria tiếp tục làm tăng giá lương thực ở Damascus và các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Iran đã khiến Tehran tăng 27 bậc lên vị trí thứ 79 trong bảng xếp hạng của EIU.
Nhưng như thường lệ của năm 2020, mọi thứ lại có nguyên nhân là COVID-19. Nỗi hoảng sợ của người dân cùng việc họ tích trữ mì ống và giấy vệ sinh vào đầu năm nay đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung và tăng giá của những mặt hàng này sau đó. COVID-19 thậm chí còn gây ra sự chậm trễ trong sản xuất hàng điện tử tiêu dùng sau khi một trung tâm sản xuất lớn ở Vũ Hán, Trung Quốc đóng cửa.
Tổ quốc/Tổng hợp