MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tháo “vòng kim cô” để các SME Việt gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu

03-08-2022 - 13:30 PM | Doanh nghiệp

Tháo “vòng kim cô” để các SME Việt gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu

Ông Nguyễn Trung Kiên, Giám đốc Khối Tư vấn Doanh nghiệp Tư nhân tại KPMG Việt Nam, đã chỉ ra những khó khăn, trở ngại của doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) Việt Nam trong hành trình gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu cũng như nêu ra những giải pháp từ KPMG NEXT 2022.

Những khó khăn cố hữu "ngáng đường" các SME Việt

Trong vài trò Giám đốc Khối Tư vấn Doanh nghiệp Tư nhân tại KPMG Việt Nam, ông nghĩ đâu là trở ngại khiến các doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa thể tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu?

Ở góc độ chủ quan, có thể nói đến xuất phát điểm của nghành sản xuất công nghiệp tập trung vào khai thác nguồn nhân công rẻ để tạo sức cạnh tranh về giá thành, hàm lượng giá trị gia tăng hữu cơ từ công nghệ đặc thù và phát triển sản phẩm của doanh nghiệp thuần Việt không cao. Ở một số nhóm nghành như may mặc, da giày, túi xách, mặt hàng đồ gỗ chủ yếu vẫn chỉ là phát triển mẫu theo yêu cầu của khách hàng, còn lại là gia công.

Việc phụ thuộc vào đơn hàng đặt doanh nghiệp vào thế bị động, ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực điều tiết nguồn lực sản xuất và cuối cùng là ảnh hưởng đến năng suất, và hiệu suất vận hành.

Một yếu tố quan trọng khác là khả năng tối ưu hoá vận hành, quản trị của doanh nghiệp Việt còn rất hạn chế. Tiêu chí "trăm hay không bằng tay quen" khiến việc tiếp nhận quy trình, phương thức quản lý, quản trị mới, hoặc áp dụng các nền tảng công nghệ hỗ trợ trở nên rụt rè, khó khăn và manh mún.

Ở góc nhìn khách quan, doanh nghiệp thuần Việt có quá nhiều bất lợi thế so với các đối thủ quốc tế ở năng lực và quy mô sản xuất, khả năng tiếp cận vốn và hệ sinh thái nhà cung cấp nguyên vật liệu, đối tác sản xuất phụ trợ,… Chưa kể đến giá thành sản phẩm bị đội do hạn chế về cơ sở hạ tầng logistics, chi phí gián tiếp cao như thủ tục hành chính…

Ở chiều ngược lại, nền kinh tế đang tăng trưởng mạnh và có độ mở lớn như Việt Nam mang tới những điều kiện thuận lợi như thế nào để các SME tiến xa hơn trong hành trình này?

Tôi tin rằng chúng ta đang có lợi thế lớn nhất định. Ngay cả trong hai năm đầy biến động vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã đứng vững hơn so với các trong khu vực và tốt hơn rất nhiều so với thế giới. Theo đánh giá và dự báo của các tổ chức tài chính quốc tế như IMF, World Bank, chỉ số tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong năm tới là 5.5-6.5%, một chỉ số thực sự ấn tượng trong bối cảnh hiện tại.

Điều này cũng nói lên sự hiệu quả và quyết liệt của Chính phủ trong việc điều tiết nguồn lực kinh tế, điều hành các chính sách tiền tệ, ngân sách và xã hội trong thời gian qua.

Sự ổn định về địa chính trị của Việt Nam trong bối cảnh bất ổn toàn cầu sẽ là một yếu tố then chốt thu hút nguồn đầu tư nước ngoài và đồng thời kích thích doanh nghiệp trong nước mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, khai phá thị trường.

Tháo “vòng kim cô” để các SME Việt gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu - Ảnh 1.

KPMG NEXT 2022 mở lối cho SME Việt

Với chủ đề Thâm nhập vào Chuỗi cung ứng Toàn cầu — Lộ trình cho Doanh nghiệp Tư nhân tại Việt Nam, ông đánh giá chương trình KPMG NEXT 2022 lần thứ 7 sẽ mang lại những bài học, kinh nghiệm quý báu gì cho các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong hành trình này?

Chương trình KPMG NEXT gồm các chuỗi hội thảo, cơ hội tham vấn 1-1 và hoạt động giao lưu kết nối doanh nghiệp được KPMG tổ chức thường niên với tiêu chí hàng đầu là tạo nơi kết nối cho danh nghiệp nội địa để cùng chia sẻ kinh nghiệm, thông tin, như các xu thế toàn cầu có thể anh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp, từ đó rút ra các kinh nghiệm và bài học hữu ích mà doanh nghiệp có thể áp dụng vào mô hình kinh doanh sản xuất của họ.

Toàn bộ nội dung chương trình được lên kịch bản và tinh chỉnh từ giai đoạn thu thập, chuẩn bị dữ liệu đến lựa chọn danh sách khách mời nhằm mang lại một chương trình theo sát xu thế và có hàm lượng thực tiễn cao.

Tôi tin rằng các doanh nghiệp tham gia sẽ thực sự thu nhận được nhiều thông tin hữu ích.

Tháo “vòng kim cô” để các SME Việt gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu - Ảnh 2.

Một trong những nội dung chủ chốt mà KPMG NEXT 2022 sẽ thảo luận là xu hướng trong ngành Sản xuất Công nghiệp tại Việt Nam, trong đó nêu rõ những tồn tại và giải pháp. Đây có phải kim chỉ nam để SME Việt bứt lên trong chuỗi cung ứng toàn cầu?

Như tôi đã đề cập, chúng ta đã và đang tham gia thêm sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu, sân chơi quốc tế thì ắt phải tuân thủ luật chơi chung. Nói cách khác, chúng ta không thể đứng ngoài xu thế, xu hướng của thị trường chung, của các nghành nghề đặc thù.

Nội dung mà KPMG NEXT sẽ chia sẻ đề cập trực tiếp đến các xu hướng này và đề xuất các giải pháp được đúc kết và chắt lọc từ các nghiên cứu thực tiễn. Có thể xem đây là kim chỉ nam. Tuy nhiên, việc đi theo và thành công hay không thì cần có sự đồng thuận, quyết liệt dấn thân của doanh nghiệp trong một thời điểm nhất định.

Tôi muốn nhấn mạnh từ "thời điểm" và doanh nghiệp cần ý thức được xu thế cũng thay đổi nên cơ hội cũng chỉ có thời hạn. Chính bởi thế, chúng ta thay đổi nhưng thiếu quyết liệt và chậm thì hiệu quả cũng không có.

Tìm hiểu thêm về chương trình KPMG NEXT 2022: Thâm nhập vào Chuỗi cung ứng Toàn cầu — Lộ trình cho Doanh nghiệp Tư nhân tại Việt Nam dành cho doanh nghiệp sản xuất công nghiệp Việt vừa và nhỏ tại đây: https://home.kpmg/vn/vi/home/services/kpmg-next-programme/kpmg-next-2022.html

https://cafef.vn/thao-vong-kim-co-de-cac-sme-viet-gia-nhap-chuoi-cung-ung-toan-cau-20220803103057165.chn

Ánh Dương

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên