Thất nghiệp phải đi rửa bát, người phụ nữ trở thành bà chủ của cửa hàng Nhật kiếm hàng tỷ đồng mỗi năm: Cơ hội luôn hiện hữu, quan trọng là bạn có nhận ra hay không
Thành công là kết quả của một quá trình kiên trì và bền bỉ. Trước khi kiếm được hàng triệu NDT, người phụ nữ này cũng ở hoàn cảnh khó khăn nhất, giáo viên mầm non thất nghiệp, phải đi rửa bát thuê để lo ăn từng bữa và ôm một khoản nợ 200.000 NDT. Song bằng trí óc và đôi tay của, cô đã từng bước thay đổi cuộc đời mình.
- 06-12-2022Bà mẹ đơn thân dạy con bại não vào ĐH Harvard bằng những phương pháp độc đáo
- 02-12-2022Điểm lợi khi chọn bỏ thưởng Tết để nghỉ việc: Cơ hội vàng đến với những người chịu lội ngược dòng
- 29-11-20223 rủi ro cần vượt qua khi ngoài 40 tuổi
- 29-11-2022Mách ông chủ 4 bước, nhân viên người Do Thái đưa cửa hàng bên bờ vực phá sản bỗng thắng lớn: Kiếm tiền không khó chỉ sợ không nắm được cơ hội
- 28-11-20227 'mánh khoé' làm giàu trái ngược của triệu phú tự thân: Trung thành với công ty sẽ chỉ khiến bạn nghèo đi, bằng cấp không đảm bảo sự giàu có
Giáo viên mầm non thất nghiệp phải đi rửa bát thuê
Sinh năm 1960, sau khi tốt nghiệp trung học, Sun Qiuping trở thành giáo viên mầm non của một trường tư thục. Tuy nhiên, cuối năm 1996, trường học đột ngột thông báo đóng cửa vì kinh doanh thua lỗ.
Không có sự chuẩn bị trước, cuộc sống của Sun như rơi vào ngõ cụt. Mất việc chưa được bao lâu thì chồng cô cũng bị cho thôi việc. Gia đình dường như mất đi mọi nguồn thu nhập. "Con còn đang đi học, chồng lại mất việc, tôi buộc phải làm mọi nghề để kiếm sống, kể cả là rửa bát", cô kể và nhớ lại khoảng thời gian ác mộng đó. Dẫu vậy, Sun luôn biết ơn khoảng thời gian đó bởi công việc rửa bát đã đặt nền móng để cô có được khối tài sản hàng triệu NDT như ngày hôm nay.
Từ năm 1997-2001, với sự giúp đỡ của mọi người, Sun bắt đầu công việc bán thời gian tại một nhà hàng Nhật Bản thuộc khách sạn Trường Xuân (Trung Quốc). Tại đây, cô được phân công là nhân viên rửa bát đĩa với mức thu nhập chưa đến 500 NDT/tháng.
Cho đến tận bây giờ cô vẫn còn nhớ như in câu tiếng Nhật của vị bếp trưởng phân công nhiệm vụ cho cô trong ngày đầu đến làm việc "Rửa xong thì mang hết bát đĩa đi". Vì chưa có vốn kiến thức về tiếng Nhật, nghe xong cô không hiểu gì nên không thể đáp lại. Không thấy nhân viên trả lời khi được phân công nhiệm vụ vị bếp trưởng đã ném chiếc thìa vào bồn và bỏ đi đầy tức giận.
Sau đó các đồng nghiệp trong nhà bếp mới giải thích để cô hiểu yêu cầu của bếp trưởng. Qua sự việc, cô hoàn toàn nhận ra mình không thể tiếp tục làm việc trong môi trường này nếu không biết tiếng Nhật.
Cô bắt đầu học tiếng Nhật từ những câu cơ bản nhất. Cô dành nhiều thời gian sau giờ làm việc để bổ sung kiến thức ngoại ngữ. Khi bếp trưởng biết chuyện, anh cố gắng giúp đỡ thậm chí còn chỉ cho cô một số kỹ năng nấu ăn kiểu Nhật.
Chỉ sau một tháng ngắn ngủi, cô được chuyển sang làm phụ bếp nhờ sự siêng năng và nhạy cảm với ẩm thực Nhật Bản. Sau gần 1 năm làm việc dưới bếp, Sun gần như nắm vững các phương pháp chế biến món Nhật. Đồng thời cô được ông chủ đánh giá cao và thăng chức làm quản lý bộ phận tiền sảnh của nhà hàng.
Theo thời gian kinh nghiệm làm việc của Sun dần được các đồng nghiệp công nhận. Thậm chí, nhiều nhà hàng còn liên tục mời cô về làm việc và trả mức lương cao cùng nhiều đãi ngộ. Tuy nhiên, cô chỉ có một suy nghĩ: "Từ con số 0 nhưng những con người ở đây đã dạy tôi nhiều điều. Tôi sẽ mãi chỉ làm ở đây cho đến khi họ không cần mình nữa".
Gặp phải dịch SARS khi mở cửa hàng của riêng mình
Cuối năm 2001, chủ nhà hàng nơi Sun làm việc sang nước ngoài làm việc và chấm dứt kinh doanh tại Trung Quốc. Một lần nữa cô lại mất việc làm.
Khác với cô giáo mầm non bị thất nghiệp cách đây 5 năm, giờ đây dẫu không còn việc làm song Sun là một chuyên gia trong ngành với bề dày kinh nghiệm quản lý nhà hàng Nhật. Cô có thể dễ dàng ứng tuyển vào vị trí quản lý tại những nhà hàng trong thành phố. Tuy nhiên phương pháp quản lý của cô khó hoà nhập với chỗ làm mới. Chỉ sau một tháng cô đã quyết định xin nghỉ việc. Sau đó, cô cũng thử làm ở một số nhà hàng khác nhưng đều gặp phải những rắc rối tương tự.
Được sự động viên và hỗ trợ của bạn bè và người thân, vào ngày 5/10/2002, cô tự mở một nhà hàng Nhật Bản của riêng mình với quy mô khoảng 160m2.
Dựa vào kinh nghiệm quản lý của bản thân, cô đã nhanh chóng đưa nhà hàng của mình thành một điểm thưởng thức đồ ăn Nhật nổi tiếng ở Trường Xuân, Trung Quốc chỉ sau một tháng khai trương. Theo tầm nhìn của cô, khoản vay ngân hàng để kinh doanh có thể trả hết trong một năm với tốc độ phát triển như hiện tại.
Tuy nhiên có lẽ, số phận đang cố tình thử thách cô một lần nữa, chỉ vài tháng sau khi khai trương, cô đã gặp phải cơn khủng hoảng lớn nhất trong sự nghiệp của mình, dịch SARS.
"Vào thời điểm đó, nhà hàng của tôi đón rất ít khách, thậm chí vào cuối tuần. Mỗi tháng tôi phải bỏ tiền túi để để bù lỗ khoảng 30.000 NDT (khoảng 103 triệu đồng). Khi đó, nhiều nhà hàng thậm chí phải đóng cửa do thiếu kinh phí", Sun kể lại.
Để có thể đảo ngược tình thế, cô bắt đầu lên kế hoạch gửi miễn phí cơm bento Nhật Bản đến các trường học và bệnh viện. Sự chăm chỉ, một lần nữa đã đem đến cho cô cơ hội. Một giảng viên đã ăn cơm từ nhà hàng của cô và ấn tượng với hương vị nên đã giới thiệu cho nhiều đồng nghiệp trong trường. Từ đây, họ trở thành khách quen ở cửa hàng của Sun. Để khách hàng được thưởng thức những suất cơm nóng hổi, Sun thường dùng ô tô để đi đưa cơm.
Nhờ vậy trong khoảng thời gian tưởng như không thể vực dậy, nhà hàng của cô vẫn đông khách đặt ship đồ ăn. Dịch bệnh qua đi, tên tuổi nhà hàng của Sun dần được khẳng định. Giờ đây, Sun đã trả hết được khoản vay ngân hàng khoảng 200.000 NDT (khoảng 690 triệu đồng). Hiện nay, mỗi năm cô có thu về khoảng 1 triệu NDT (hơn 3,4 tỷ đồng) từ hoạt động kinh doanh nhà hàng.
Cô có mục tiêu lớn hơn đó là tăng gấp đôi quy mô cửa hàng hiện tại và mở được chi nhánh ở Nhật Bản.
"Trên đời này luôn có một số người phàn nàn rằng 10 năm trước họ không nắm bắt cơ hội làm giàu. Với những người này, tôi tin rằng kể cả 5 năm nữa họ vẫn phàn nàn về việc không nắm bắt cơ hội của ngày hôm nay. Thực tế cuộc sống không thiếu cơ hội. Bất kì lúc nào cơ hội tốt cũng hiện hữu. Quan trọng là bạn có nhận thức được sự tồn tại của nó hay không. Hãy tập trung làm việc và nỗ lực hết mình, sẽ không bao giờ là quá muộn", Sun nói.
Theo Sohu
Nhịp sống thị trường