Thất nghiệp tăng cao, nước Mỹ mất sạch 22 triệu việc làm đã tạo ra trong hơn 10 năm qua
Đại dịch Covid-19 và việc doanh nghiệp đóng cửa bắt buộc trên khắp thế giới đã khiến cho số lượng người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần qua tiếp tục ở mức rất cao.
- 15-04-2020Nước Mỹ không có vua: Màn đấu khẩu 'kỳ dị' giữa Tổng thống Trump và Thống đốc New York giữa căng thẳng COVID-19
- 15-04-2020"Nước Mỹ sinh ra không phải để đóng cửa": TT Trump đứng trước quyết định lớn nhất trong nhiệm kỳ
- 14-04-2020Cuộc chiến vì New York: Công dân ở ổ dịch Covid-19 lớn nhất nước Mỹ đang cố gắng tồn tại và làm những điều phi thường nhỏ bé để cứu lấy thành phố
Kinh tế Mỹ chỉ mất 4 tuần để đánh mất toàn bộ thành quả của thị trường lao động có được trong suốt 11 năm qua.
Đại dịch Covid-19 và việc doanh nghiệp đóng cửa bắt buộc trên khắp thế giới đã khiến cho số lượng người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần qua tiếp tục ở mức rất cao. Tổng số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần qua là 5,245 triệu người, theo công bố mới nhất của Bộ Lao động Mỹ.
Kết hợp với ba báo cáo về số lượng người nộp đơn xin thất nghiệp lần đầu trong tuần qua, tổng số lượng người Mỹ đã nộp hồ sơ xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong 4 tuần qua là 22,025 triệu người. Số lượng này chỉ thấp hơn chút so với con số 22,442 triệu người mà nước Mỹ đã có thêm được từ tháng 11/2009 khi mà số lượng việc làm tại Mỹ bắt đầu tăng sau Đại Suy thoái.
Nếu có thêm 417 nghìn người Mỹ nữa nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu, toàn bộ thành quả việc làm mà kinh tế Mỹ có được sẽ mất hết, kịch bản đó nhiều khả năng sẽ xảy ra trong tuần này.
Tốc độ người Mỹ mất việc làm như vậy chưa từng có tiền lệ. Trưởng bộ phận chiến lược đầu tư tại Principal Global Investors, bà Seema Shah, nhận xét: “Dù rằng số lượng người thất nghiệp lần đầu giảm trong tuần qua, nó cũng vẫn đồng nghĩa rằng toàn bộ việc làm mới mà nước Mỹ có được tính từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu đã bị mất. Không chỉ vậy, với nhiều người lao động không được tính đến trong con số trên cũng đã mất việc, con số người mất việc thực tế thậm chí còn tồi tệ hơn những con số công bố”.
Bà nói thêm: “Những lo lắng cho khoảng thời gian nửa sau của năm nay có thể đang bị đánh giá thấp. Dù rằng chính phủ nhiều nước đang cố gắng nới lỏng các quy định phong tỏa, việc mở cửa lại nền kinh tế sẽ chỉ diễn ra dần dần, gây ra nhiều áp lực tài chính lên các doanh nghiệp và hộ gia đình, làm giảm nhu cầu và cho thấy kinh tế sẽ hồi phục chậm”.
Dù rằng báo cáo cuối cùng về thị trường lao động Mỹ tháng 4/2020 sẽ phải chờ đến ngày 8/5/2020 mới được công bố, báo cáo mới nhất về thị trường việc làm phi nông nghiệp Mỹ cho thấy tốc độ sa thải tại các nhà hàng quán bar quá lớn sau khi chính phủ yêu cầu phần lớn trong số họ đóng cửa hoạt động kinh doanh.
BizLIVE