MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thâu tóm xong BigC Việt Nam, ông chủ người Thái đang tập trung đẩy mạnh kinh doanh sang một môi trường mới

Sau khi thâu tóm thành công Nguyễn Kim, Zalora rồi Big C, tập đoàn Central Group đã có động thái mới khi đặt kế hoạch nâng tỷ lệ bán hàng online tăng từ 1% lên 15%.

Mới đây, gã khổng lồ trong ngành bán lẻ của Thái Lan là Central Group - ông chủ của một loạt các tên tuổi lớn hiện có mặt ở Việt Nam như Big C, Zalora - đã có một động thái mới sau hàng loạt các phi vụ thâu tóm đình đám trước đây.

Theo đó, tập đoàn này đã mạnh dạn đặt mục tiêu sẽ nâng tỷ lệ bán hàng qua các kênh thương mại điện tử mình hiện có lên mức 15%. Đây là một con số lớn bất ngờ, nhất là nếu so với mức hiện tại của tỷ lệ này chỉ là vỏn vẹn 1%.

Hôm Thứ Tư vừa qua, tại buổi trình bày chiến lược kinh doanh hàng năm, CEO Tos Chirathivat đã chính thức đặt ra những mục tiêu trên. Ở buổi họp mặt này, ông Chirathivat nhấn mạnh rằng Central Group sẽ bằng mọi giá theo đuổi tham vọng mở rộng tầm ảnh hưởng của mình trên các kênh online vào năm nay.

Về mặt tiền bạc, sẽ có khoảng 10% của con số 45,53 tỷ bạt (1,3 tỷ USD) của vốn đầu tư năm nay được dùng phân bổ cho các hoạt động kinh doanh online.

Số tiền này sẽ được sử dụng chủ yếu cho mục đích phát triển một hệ thống bao gồm một mạng lưới logistics và một nền tảng bán lẻ đa kênh (omni-channel) - nơi có sự kết hợp của các dạng hệ thống cửa hàng online và các cửa hàng vật lý tại các trung tâm thương mại (brick-and-mortar).

Tất nhiên, với tham vọng của Central Group, đây mới chỉ là con số đầu tư khởi đầu. Theo vị CEO, số chi tiêu cho online này sẽ được tập đoàn tăng lên gấp đôi trong vòng khoảng thời gian 2 năm tới.

Sau một loạt các phi vụ mua lại đình đám, đây là động thái mới nhất thể hiện ý đồ kinh doanh của gã khổng lồ bán lẻ này.

Đối với các chuyên gia, việc quyết định "online hóa" hoạt động kinh doanh của Central Group là điều dường như sẽ ắt phải đến, bởi lẽ tập đoàn này đang sở hữu một loạt các "chất liệu" hoàn hảo, đủ để biến mình thành một đế chế bán hàng online.

Đó trước hết là Zalora. Trong năm ngoái 2016, tập đoàn này đã mua lại được nhà bán lẻ trực tuyến thời trang lớn nhất của Đông Nam Á lúc này. Đây sẽ là một quân bài tốt trong trong chiến dịch “online hóa” của Central Group.

Ở Việt Nam, Central Group đang nắm có cổ phần tại điện máy Nguyễn Kim và thâu tóm chuỗi siêu thị BigC. Theo các báo cáo, nhờ việc dùng smartphone trở nên phổ biến hơn, doanh số bán hàng online của Nguyễn Kim đã tăng trưởng mạnh trong thời gian gần đây.

Còn đối với Big C - ông lớn bán lẻ hàng hóa của Việt Nam - thì động thái của Central Group là đã ngay lập tức đóng cửa CDiscount - trang thương mại điện tử mua hàng Big C - sau khi thâu tóm thành công chuỗi siêu thị này.

Đồng thời, Central Group cũng đang để mắt tới thị trường rộng lớn Trung Quốc. Dù đã phải rút lui vào năm 2015, tập đoàn này vẫn đang tìm kiếm cơ hội để tái xâm chiếm Trung Quốc thông qua các con đường trực tuyến mới.

Có thể nói, những gì mà Central Group đã chuẩn bị và đang thực hiện thể hiện rằng tập đoàn này đã có những tính toán đường đi nước bước rất bài bản trước đó để tấn công vào thị trường online - trào lưu mới của mua sắm toàn thế giới.

Trước hết, một trong những công việc đầu tiên mà Central Group sẽ làm đầu tiên là "trang hoàng" lại về mặt hình thức các kênh bán hàng online của mình.

Cũng trong hôm Thứ Tư, Central Group công bố rằng doanh số bán của tập đoàn đã tăng tăng 17% lên mức 332,7 tỷ bạt. Nguyên nhân của sự tăng trưởng này là do tập đoàn đã chỉnh đốn lại hoạt động kinh doanh của các chuỗn bán hàng lớn của mình là Bangkok's Central Plaza Pinklao và Berlin's KaDeWe.

Việc mua lại Zalora rồi mua chuỗi siêu thị Big C của Việt Nam cũng đã góp phần vào sự tăng trưởng..

Năm nay, Central Group kỳ vọng sẽ gặt hái đước doanh số bán lên đến 382,2 tỷ bạt baht. Những kế hoạch phụ thuộc rất nhiều vào liệu Central Group sẽ kinh doanh ở nước ngoài như thế nào - hoạt động vốn chiếm 30% doanh thu - cũng như các hoạt động "online hóa" của mình.

Theo Vượng Lê

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên