Thấy gì qua câu chuyện đầu tư R&D của các quốc gia và tập đoàn lớn
Các chuyên gia hàng đầu về kinh tế nhận định, việc đầu tư vào R&D là một trong những chiến lược quan trọng mà các quốc gia lẫn doanh nghiệp cần chú trọng, đặc biệt là trong thời điểm đầy biến động như hiện nay.
R&D: Chỉ số hàng đầu đo lường sức mạnh kinh tế
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng, R&D (Research & Development - nghiên cứu và phát triển) trở thành một công cụ chiến lược. Trong hơn nhiều thập kỷ qua, các quốc gia nắm quyền chủ đạo kinh tế thế giới luôn dành nguồn ngân sách lớn cho công tác R&D. Các nhà kinh tế học cho rằng các khoản đầu tư vào R&D là một trong những chỉ số hàng đầu để đo lường sức mạnh kinh tế.
Và trong "cuộc đua" bước đến sự phát triển vượt bậc về kinh tế, nước nào chịu đầu tư R&D thì khả năng chiếm lĩnh thị trường càng lớn. Một quốc gia ví dụ điển hình "bắt kịp" thành công nhờ cường độ đầu tư cho R&D có thể kể đến là Đức. Sau sự tàn phá nặng nề của Thế chiến thứ II, Đức vươn mình trở thành một cường quốc kinh tế toàn cầu. Nhiều chuyên gia nhận định "phép màu kinh tế Đức" có sự góp phần không nhỏ của yếu tố R&D.
Từ năm 2017 đến 2018, chi tiêu cho R&D của ngành công nghiệp Đức đã tăng khoảng 4,8% lên 72,1 tỷ Euro. Chính phủ và ngành công nghiệp đã cùng nhau chi 104,7 tỷ Euro cho R&D trong năm 2018. Con số này chiếm 3,13% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Đức. Năm 2020, Đức đứng đầu bảng xếp hạng châu Âu với 62.105 đơn đăng ký bằng sáng chế. Chiến lược đặc biệt này đã giúp nền kinh tế nơi đây trỗi dậy thần kỳ, trở thành cường quốc về công nghiệp, năng lượng tái tạo, y tế...
R&D – chiến lược sống còn của doanh nghiệp trong thời đại 4.0
Doanh nghiệp chính là nền móng của mỗi quốc gia. Muốn nền kinh tế phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên 4.0 thì chính các doanh nghiệp là nhà tiên phong. Và trong công cuộc đổi mới về công nghệ, đầu tư mạnh vào R&D là chiến lược khôn ngoan của các Tập đoàn hàng đầu thế giới.
Tờ Nikkei Asia nhận định, những quốc gia sở hữu nhiều bằng sáng chế thường dẫn đầu về các công nghệ tiên tiến và có tiếng nói hơn khi thế giới thiết lập các tiêu chuẩn ngành. Và đối với các doanh nghiệp, canh tranh cốt lõi hiện nay phải là R&D. Nhiều "đại bàng" công nghệ hàng đầu thế giới đã và đang "chạy đua" để xây dựng các căn cứ điểm R&D mới trên toàn thế giới. Đây được xem là chiến lược "khôn ngoan" nếu muốn chiếm lĩnh tâm trí khách hàng.
Điển hình có thể kể đến là "ông lớn" 100 năm tuổi về ngành thiết bị điện, thiết bị chiếu sáng hàng đầu châu Âu – Simon. Đây cũng là một trong những doanh nghiệp "bạo chi" cho R&D – một yếu tố giúp tập đoàn luôn dẫn đầu trong ngành.
Tại tập đoàn Simon, các sản phẩm luôn được chăm chút tỉ mỉ bởi các chuyên gia hàng đầu.
"Ngay từ những ngày đầu, nhà sáng lập tập đoàn Simon xác định đầu tư vào R&D chính là sức mạnh cốt lõi. Chúng tôi có một đội ngũ chuyên gia về công nghệ kỹ thuật để giải quyết những thách thức đặt ra của thị trường, tạo ra giải pháp vật liệu bền vững và công nghệ mới hàng đầu thế giới. Tại Simon, tất cả sản phẩm đều phải trải qua các bước kiểm tra nghiêm ngặt của quy trình chuẩn châu Âu theo một mục tiêu duy nhất ‘Nhiều nhà máy – Một chất lượng’ trước khi đến với thị trường, bởi chúng tôi hướng đến sự hoàn mỹ trong từng sản phẩm. Bên cạnh chất lượng, công năng, Simon chú trọng đến thiết kế của từng mẫu mã, từ những chi tiết nhỏ nhất. Chúng tôi hướng đến sự tối giản mà thời thượng, nhẹ nhàng mà tinh tế để mỗi sản phẩm, không chỉ là thiết bị điện hay chiếu sáng thông thường, mà còn là vật phẩm trang trí, thổi hồn cho mỗi không gian, tôn lên sự sang trọng, đẳng cấp cho mỗi ngôi nhà", đại diện tập đoàn cho biết.
Theo công bố mới nhất, trong 20 năm trở lại đây hãng đang dành hơn 52 triệu USD cho mảng đầu tư và nghiên cứu sản phẩm tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, chi tăng từ 15 - 20% mỗi năm. Hiện tại Simon có 2 trung tâm R&D chính tại Tây Ban Nha và Trung Quốc (đặt tại Shanghai, Hai'an, Zhongshan and Chongqing), 3 phòng R&D tại Mexico, Brazil, Ấn Độ cùng hàng loạt địa điểm bán hàng tại 90 quốc gia trên toàn cầu. Trung bình, cứ 10 nhân sự làm việc trong tập đoàn sẽ có 1 chuyên gia thuộc đội ngũ R&D. Tính riêng năm 2020, mức đầu tư cho R&D của tập đoàn tại châu Á Thái Bình Dương là gần 10 triệu USD.
Nhờ các khoản đầu tư và đổi mới sáng tạo, Simon hiện là một trong những tập đoàn hàng đầu thế giới về thiết bị điện, thiết bị chiếu sáng, sở hữu đến 100 bằng sáng chế, nhận hơn 60 giải thưởng thiết kế quốc tế.
Dòng sản phẩm công tắc và ổ cắm Simon i7 Concept có vẻ ngoài sang trọng, hòa hợp với từng bản sắc thiết kế không gian.
Đại diện tập đoàn cho biết, Simon đang đầu tư cho khả năng cạnh tranh càng mạnh mẽ hơn trong mười hoặc hai mươi năm tới bằng hoạt động chính là R&D để dẫn đầu thế giới về ngành công nghệ thiết bị điện, thiết bị chiếu sáng. Hiện tại, hãng tập trung phát triển vào các thị trường có tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Điển hình là thị trường Việt Nam với việc đưa vào vận hành nhà máy Simon Việt Nam theo tiêu chuẩn châu Âu "Nhiều nhà máy – Một chất lượng" vào tháng 6 vừa qua để mang đến một luồng gió mới trong công nghệ chiếu sáng và sáng tạo nên hệ sinh thái nhà ở, khách sạn thông minh hàng đầu cho thị trường Việt.