Thầy giáo chỉ ra 3 nguyên nhân khiến học sinh không cải thiện được việc học Toán
Thầy Lực cho rằng, có những trở lực chính trong việc cải thiện việc học Toán của các con mà người thầy không quyết định được.
- 22-04-2023Nhảy việc vì lý do này cũng như nhảy từ hố lửa này sang hố lửa khác: Một điểm nhiều người tưởng nâng được lương nào ngờ phải ôm tiếc nuối
- 22-04-2023Gia đình bất hạnh khi có 9 người mắc ung thư, lần lượt qua đời: Đây là 5 loại ung thư dễ di truyền từ cha mẹ sang con cái
- 22-04-2023Người trẻ Hàn Quốc tự nhốt mình, không thèm giao tiếp xã hội, chính phủ phải trả tiền để khuyến khích họ bước ra đường
- 22-04-2023Nghỉ học kiếm tiền phụ gia đình, chàng trai khoẻ mạnh bỗng chốc cụt 2 tay, nỗ lực “hồi sinh” sau lần bị đói
- 22-04-2023Máu chàng trai 26 tuổi đục như sữa, suýt mất mạng vì sở thích ăn uống không hiếm gặp ở người trẻ tuổi
"Thầy ơi có cách nào không? Hơn tháng nữa con thi vào 10 rồi" - Một phụ huynh nhắn với thầy Hà Đình Lực (giáo viên dạy Toán trường Nila Hà Nội) như vậy khi được thầy báo rằng không thể giúp con tiến bộ nhiều dù đã thử không ít cách.
Thầy Lực chia sẻ, thời mới đi dạy, khi gặp học sinh nào hổng kiến thức là thầy rất trăn trở, tìm hết cách này đến cách nọ, trao đổi với bố mẹ liên tục để cùng tìm giải pháp. Tới giờ sau gần 5 năm dạy hàng trăm học sinh, khá nhiều bạn học sinh của thầy đã tự tin hơn với Toán, nhưng cũng không ít ca đành chịu "bó tay". Thầy giáo này dần nhận ra những trở lực chính trong việc cải thiện việc học Toán của các con mà người thầy không quyết định được.
Cụ thể, có 3 vấn đề sau đây khiến các con học mãi không cải thiện:
1. Từ phía bố mẹ
Nói nghe khó tin, vì bố mẹ nào cũng muốn tốt cho con, có ai không muốn con mình vững Toán. Nhưng thực tế có bố mẹ bận rộn quá, mình đã chỉ rõ lộ trình, gửi tài liệu, hướng dẫn chi tiết cách đồng hành với con mà không thể dành ra mỗi ngày 15 - 30 phút cùng con.
Hoặc bố mẹ khác thì không thể "ốp" được con luyện tập hàng ngày, dù con mới lớp 2, lớp 3. Thường những bạn học kém thì hay chây ỳ và có vô vàn lí do để lẩn tránh. Bố mẹ mà không bản lĩnh thì khi con thêm vài tuối nữa biết làm thế nào?
Chìa khóa ở đây, theo thầy Lực, là cải thiện sự kiên trì và bản lĩnh của bố mẹ, còn đứa trẻ nào cũng đều thích chơi hơn học mà thôi.
2. Bỏ lỡ tuổi "vàng" cho việc học Toán
Chúng ta hay nói lứa tuổi vàng cho học nhạc, học ngoại ngữ. Để học vững Toán, không cần trẻ phải học sớm trước chương trình làm gì. Nhưng theo thầy Lực, mấu chốt là con học kiến thức đúng với lứa tuổi. Ví dụ trẻ lớp 3 cần thành thạo kĩ năng tính toán với số tự nhiên, lớp 4 thành thạo phân số, lớp 5 là số thập phân. Cứ sách giáo khoa và vở bài tập mà làm, chưa cần bồi dưỡng, nâng cao gì nhiều cả. Lên cấp 2 mà bảng cửu chương vẫn chưa thuộc thì có vá kiểu gì cũng khó vô cùng.
Chìa khóa là xác định sớm từ cấp 1 xem con đang "hổng" ở đâu để luyện tập tăng cường luôn. Càng để lâu càng khó.
3. Lịch học kín đặc
Có một điểm chung của khá nhiều học sinh "hổng" là lịch học kín mít, từ học ở trường đến học thêm các môn Toán, Văn, Anh. Riêng môn Toán có khi học 2 chỗ cho "chắc". Ngoài các môn văn hóa, con còn học thêm nhạc, vẽ...
Thầy Lực cho rằng, với học sinh học vững thì không nói làm gì, chứ học sinh học kém thì càng học thêm nhiều con càng không có thời gian luyện tập, vừa tốn kém kinh tế, vừa ngày càng thụ động. Giải pháp cho việc này là chỉ học thêm 1 - 2 môn nền tảng ở những thầy cô có kinh nghiệm để dành thời gian tự học hàng ngày. Khi vững hơn có thể cân nhắc học thêm các thứ khác.
"Đến giờ mình vẫn luôn trăn trở với việc vá hổng cho học sinh, nhưng đã bình tâm hơn vì nhận ra rằng mình chỉ có thể tư vấn giúp bố mẹ phát hiện vấn đề và tìm giải pháp. Còn kết quả ra sao là "tùy duyên" vậy", thầy Lực nói.
Tổ quốc