MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thay thế Trung Quốc, một mặt hàng của Việt Nam bất ngờ lên cơn sốt: Thu gần 300 triệu USD kể từ đầu năm, Campuchia, Hàn Quốc đều mạnh tay săn lùng

12-06-2024 - 06:12 AM | Thị trường

Trung Quốc cấm xuất khẩu mặt hàng này khiến các quốc gia đổ xô đến Việt Nam ‘chốt đơn’.

Thay thế Trung Quốc, một mặt hàng của Việt Nam bất ngờ lên cơn sốt: Thu gần 300 triệu USD kể từ đầu năm, Campuchia, Hàn Quốc đều mạnh tay săn lùng- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu phân bón các loại của Việt Nam trong tháng 5 đạt 97.310 tấn với trị giá đạt hơn 41 triệu USD, giảm 21,4% về lượng và giảm 6,1% về trị giá so với tháng trước đó. Lũy kế trong 5 tháng đầu năm, nước ta xuất khẩu 721.920 tấn phân bón với trị giá hơn 293 triệu USD, tăng 4,3% về lượng và tăng 1,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.

Về thị trường phân bón thế giới, các cường quốc phân bón của thế giới đều đang gia hạn xuất khẩu mặt hàng này phải kể đến Nga và Trung Quốc. Kể từ khi Trung Quốc ban hành lệnh cấm xuất khẩu ure, các quốc gia châu Á đều đang đổ xô tìm nguồn cung thay thế, trong đó có Việt Nam.

Thay thế Trung Quốc, một mặt hàng của Việt Nam bất ngờ lên cơn sốt: Thu gần 300 triệu USD kể từ đầu năm, Campuchia, Hàn Quốc đều mạnh tay săn lùng- Ảnh 2.

Xét về thị trường, trong 5 tháng đầu năm, Campuchia tiếp tục là thị trường nhập khẩu nhiều nhất phân bón của Việt Nam với 188.792 tấn, tương đương hơn 76 triệu USD, tuy nhiên giảm 17% về lượng và giảm 19% về trị giá so với 5T/2023. Giá xuất khẩu bình quân đạt 405 USD/tấn, giảm 3,3% so với cùng kỳ.

Ngoại trừ Campuchia, các thị trường xuất khẩu của Việt Nam đều đang chứng kiến mức tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm. Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 với 85.507 tấn, tương đương trị giá hơn 35 triệu USD, tăng 78% về lượng và tăng 100% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu bình quân đạt 412 USD/tấn, tăng 12% so với cùng kỳ.

Thay thế Trung Quốc, một mặt hàng của Việt Nam bất ngờ lên cơn sốt: Thu gần 300 triệu USD kể từ đầu năm, Campuchia, Hàn Quốc đều mạnh tay săn lùng- Ảnh 3.

Nguồn tin Chính phủ Hàn Quốc cho biết Trung Quốc đã tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với các lô hàng xuất khẩu ure sang Hàn Quốc từ ngày 3/12/2023. Hàn Quốc đã phải chịu tác động lớn từ sự gián đoạn nguồn cung cấp dung dịch ure vào năm 2021 sau khi Trung Quốc hạn chế xuất khẩu nguyên liệu này. Tồn kho ure của Hàn Quốc chỉ đủ dùng đến tháng 2/2024 và có kế hoạch tăng nhập khẩu từ Việt Nam, Nhật Bản và các nước khác ngoài Trung Quốc.

Đứng thứ 3 là thị trường Malaysia với 51.930 tấn, tương đương hơn 17 triệu USD, tăng 14% về lượng và tăng 17% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Giá xuất khẩu ghi nhận tăng 3% so với cùng kỳ, đạt 344 USD/tấn.

Đáng chú ý trong số các thị trường xuất khẩu chủ đạo, Nhật Bản đang nổi lên với mức tăng trưởng ấn tượng. Cụ thể sản lượng xuất khẩu đạt 16.506 tấn và kim ngạch đạt hơn 7 triệu USD, tăng 474% về lượng và tăng 424% về trị giá so với cùng kỳ. Giá xuất khẩu giảm 8,6% so với cùng kỳ, đạt 474 USD/tấn. Ngoài ra các quốc gia và vùng lãnh thổ khác đang tăng mạnh nhập khẩu phân bón từ Việt Nam phải kể đến Lào, Đài Loan (Trung Quốc), Myanmar, Malaysia,…

Dự kiến thị trường phân ure thế giới sẽ sôi động hơn từ nửa sau năm 2024 khi các nhà tiêu thụ lớn gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Brazil và châu Âu đồng loạt quay trở lại đấu thầu để đảm bảo nguồn cung phân bón cho giai đoạn cao điểm gieo hạt vụ Hè -Thu sắp tới. 

Theo các chuyên gia tại Công ty Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam (MASVN), 2024 sẽ là năm các doanh nghiệp ngành phân bón, hóa chất có sự bứt phá mạnh trong doanh thu và lợi nhuận. Giá phân urê đã tăng trưởng 11% trong quý I vừa qua có thể tiếp tục tăng trong các tháng tới, do tác động từ việc hạn chế nguồn cung của Nga và Trung Quốc.

Như Quỳnh

Nhịp sống thị trường

Từ Khóa:

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên