Thay vì cố gắng để biết mọi thứ như các tỷ phú khác, Warren Buffett chỉ tập trung vào 2 quy tắc này mà vẫn cực kỳ thành công và giàu có
Trong khi thế hệ doanh nhân tỷ phú mới như Mark Zuckerberg và Elon Musk tham gia hầu hết vào tất cả các lĩnh vực trong cuốc sống từ du hành vũ trụ đến chính trị thì tỷ phú Warren Buffett chỉ tập trung vào việc phân bổ nguồn lực và suy nghĩ như một nhà đầu tư để phát triển kinh doanh.
- 06-01-20192 chữ "KIÊN" dẫn lối hơn 600 triệu phú tới thành công, người kinh doanh nào nghe xong cũng được thức tỉnh
- 06-01-201920 câu hỏi đơn giản nhưng hiệu quả tới kinh ngạc mà số ít thành công đang tự vấn bản thân mỗi tối chủ nhật: Làm được thì bạn sẽ chẳng bao giờ chán ghét thứ 2!
Warren Buffett là một trong những người đàn ông giàu nhất thế giới. "Nhà tiên tri của xứ Omaha" dành 8 tiếng mỗi ngày để đọc sách, không sử dụng máy tính và chỉ đầu tư vào các công ty và các ngành mà ông hiểu rõ. Ông đã tạo ra lợi nhuận 20,9% cho các khoản đầu tư của mình từ năm 1965-2017, nhiều hơn gấp đôi lợi nhuận trung bình của thị trường chứng khoán. Vậy tại sao Buffet lại chọn lấp đầy hiểu biết của mình bằng những thứ như công nghệ và thị trường phái sinh phức tạp?
Theo cuốn sách được khuyến khích đọc nhiều nhất ở Thung lũng Silicon "The Outsiders" của William Thorndike, tác phẩm tập trung vào các CEO như Harry Singleton của Teledyne và Warren Buffett của Berkshire Hathaway thì tất cả các CEO này đã sử dụng hai quy tắc để đưa ra quyết định:
- Họ xem công việc quan trọng nhất là phân bổ nguồn lực: Nghe có vẻ phức tạp nhưng về cơ bản, điều đó có nghĩa là họ đảm bảo rằng cả các nguồn tài chính như tiền, cổ phiếu, trái phiếu và nhân lực như nhân viên, quản lý đều được sử dụng cho mục đích tốt nhất và hiệu quả nhất.
- Họ hành động và tư duy như nhà đầu tư, không phải nhà quản lý: Người quản lý chỉ cần suy xét, kiểm soát hoạt động hàng ngày của một doanh nghiệp. Một nhà đầu tư sẽ xem xét, đánh giá thứ gì đáng giá và có lợi khi đầu tư. Do đó, các nhà đầu tư có thể tập trung vào việc tạo ra giá trị để thu về nguồn lợi, để tăng giá cổ phiếu nói chung.
Hãy xem xét và áp dụng hai cách này để có những ý tưởng giúp bạn đạt được nhiều thành công hơn!
1. Phân bổ nguồn lực
Phân bổ nguồn lực tức là sự phân bổ có hiệu quả các yếu tố tiền bạc, thời gian và năng lượng của bạn. Một trong những vấn đề lớn nhất của con người chính là chúng ta lãng phí thời gian, năng lượng và tiền bạc vì không phân bổ nguồn lực của mình một cách chính xác. Lấy ngân sách làm ví dụ: theo khảo sát chỉ có khoảng 41% người dân cho rằng họ sử dụng hợp lý ngân sách gia đình.
Làm thế nào để biết bạn đang quản lý tiền của mình một cách chính xác nếu không theo dõi nó? Đó là điều bạn không thể. Nhưng lãng phí thời gian mới là sự lãng phí tài nguyên lớn nhất của chúng ta. Tiền và năng lượng có thể được bổ sung nhưng thời gian là tài nguyên bạn sẽ không bao giờ lấy lại được.
Bạn đang cố gắng xây dựng một tương lai tốt hơn cho bản thân và gia đình hay đang lãng phí nó khi chơi trò chơi điện tử hoặc xem lại những bộ phim bạn đã xem hàng trăm lần? Nhận thức rõ hơn về cách bạn phân bổ thời gian, tiền bạc và năng lượng của mình trong công việc sẽ là cách sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất giúp bạn thành công hơn.
2. Hãy suy nghĩ như một nhà đầu tư
Trong lá thư gửi cho cổ đông năm 2014 đánh dấu 50 năm cầm lái tại Berkshire, Buffett đã rút ngắn lý thuyết đầu tư của mình thành 2 ý chính:
- Cái gì đáng giá?
- Liệu giá cả có phản ánh giá trị?
Thế giới có rất nhiều thông tin mà chúng ta không thể tiếp cận và hiểu hết. Thay vì cố gắng học mọi thứ về mọi thứ, Warren Buffett và một số CEO khác tập trung vào việc phân bổ nguồn lực và suy nghĩ như một nhà đầu tư, chứ không phải nhà quản lý.
Khi suy nghĩ về tất cả các quyết định trong cuộc sống từ việc học tập hay bắt đầu kinh doanh. Bạn muốn nghĩ như một nhà đầu tư và tự hỏi mình đáng giá bao nhiêu và bản thân đã sẵn sàng trả giá để đạt được điều mình muốn hay chưa? Warren Buffett đã từng nói: "Không nhất thiết phải làm những điều phi thường mới đạt được kết quả phi thường". Hãy suy nghĩ thật kĩ. Không có điều gì trên thế giới này là miễn phí, mọi thứ đều có giá của nó. Tự hỏi bản thân xem điều bạn sẽ làm có phải là thứ đáng giá với bạn không và nếu bạn sẵn sàng trả giá cho việc theo đuổi nó sẽ giúp bạn suy nghĩ như một nhà đầu tư và đưa ra quyết định tốt hơn.
addicted2success