Thay vì nói "tôi bận", người khôn ngoan biết cách từ chối khéo léo các cuộc hẹn mà không làm mất lòng người khác
Khi bạn gửi tin nhắn với nội dung "Tôi bận lắm!" với hàm ý rằng "Tôi đang bị quấy rầy đấy!" thì điều mà đối phương sẽ hiểu đó là "Việc của tôi đang làm quan trọng hơn bạn nhiều!". Một khi xuất hiện sự khác biệt trong suy nghĩ, mọi thứ có thể trở nên phức tạp một cách nhanh chóng.
- 29-04-2019Ngủ nướng 5 phút, chậm cả đời: Trong khi người khác sắp sửa cán đích, bạn vẫn đang nằm ườn trên giường, không biết tận dụng 5 phút quý giá, bạn mãi là kẻ thua cuộc
- 29-04-2019Hãy tỉnh táo chuẩn bị sẵn 3 thứ này để không gục ngã trước mọi biến cố: Muốn tránh mất tiền oan, người khôn ngoan sẽ đi trước nhiều bước!
- 28-04-20192 bước đơn giản giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi: Muốn thành công nhất định phải chủ cảm xúc của mình
Sức mạnh của một cái cớ "khôn ngoan"
Một nhóm chuyên gia từ trường Kinh doanh Harvard gần đây đã tiến hành nghiên cứu sự ảnh hưởng từ cách chúng ta từ chối lời mời trong cuộc sống thường ngày và trong công việc đến nhận thức và hành vi giữa các cá nhân.
Trong một thí nghiệm, 300 người tham gia (đều là người lớn và đang đi làm) đối mặt với một tình huống: Họ chỉ mời một người bạn đi ăn tối nhưng người đó đã từ chối. Một số người cho biết bạn của họ lấy tiền làm cái cớ để từ chối (Tôi không có đủ tiền), một số người khác lấy bận rộn làm lý do (Tôi không có thời gian), và những người còn lại không nhận được lý do nào.
Những người tham gia nhận thấy rằng lý do tiền bạc đáng tin hơn nhiều so với lý do thời gian hoặc không có lý do, một phần vì họ cho rằng mọi người khó kiểm soát tài chính cá nhân hơn những lý do khác.
Tầm quan trọng của nghiên cứu này là nó đưa ra cái nhìn sâu sắc về cách bạn có thể bảo vệ thời gian của mình nhiều hơn mà không khiến người khác hoài nghi về việc bạn có coi trọng mối quan hệ giữa bạn và họ hay không.
Các cách hiệu quả để từ chối thay cho 3 từ "Tôi rất bận"
Trong những tình huống mà tiền không phải là một lý do thỏa đáng, thì việc từ chối bằng lý do "không có năng lượng" sẽ hiệu quả hơn so với "không có thời gian". Lý do là vì năng lượng có thể thể hiện tính trung thực và cũng khó kiểm soát hơn.
Dưới đây là một số cách hiệu quả để từ chối lời đề nghị mà không làm tổn thương các mối quan hệ của bạn trong cuộc sống:
1. Nói với họ những gì bạn đang làm
Hãy để người khác biết những việc bạn đang thực hiện. Tuy nhiên, bạn không cần liệt kê toàn bộ những việc bạn đã làm và cần làm của ngày hôm đó, mà bạn chỉ cần tập trung vào thành quả lớn nhất mình đạt được cũng như nhiệm vụ tiếp theo là gì.
Suy cho cùng, mục tiêu của bạn là biến cuộc trò chuyện từ khó xử đến dễ chịu. Đề cập đến những việc bạn đã làm (ngay cả khi nó không liên quan đến công việc) cho đối phương cũng giúp họ hiểu bạn hơn. Cùng với đó, bạn có thể gợi ý để đối phương chia sẻ tình hình cuộc sống hiện tại của họ để có thể tìm được điểm chung giữa hai người.
2. Hẹn một dịp khác
Phương pháp này đặc biệt hiệu quả khi bạn từ chối lời mời từ cấp trên. Nó có thể hiểu đơn giản là "Tôi phải làm X, Y và Z, nhưng tôi vẫn muốn gặp bạn. Chúng ta có thể làm điều đó vào tuần tới khi mọi việc bắt đầu ổn thỏa không?"
Phản ứng này không những thể hiện tinh thần làm việc tích cực của bạn mà còn dập tắt ý nghĩ của sếp rằng bạn đang cố gắng né tránh việc đối mặt với họ. Thậm chí, họ sẽ rất ấn tượng khi nhận thấy bạn là một người có khả năng giải quyết các công việc của mình mặc dù bạn không từ chối lời mời của họ mỗi ngày.
3. Thành thật, giúp một tay
Ngay cả trong môi trường làm việc, thể hiện sự trung thực và chân thành hoàn toàn có thể giúp bạn ghi điểm cộng trong mắt người khác. Hãy để đồng nghiệp của bạn biết chính xác cảm giác của bạn như thế nào.
Tùy thuộc vào lời mời là gì, dưới đây là một vài ví dụ:
- "Tôi không thể tham dự cuộc họp vì vẫn còn một số nhiệm vụ cần giải quyết. Bây giời mới bắt đầu thực hiện nên thành thực mà nói, tôi cảm thấy hơi choáng ngợp. Vì thế, liệu tôi có thể gửi ý tưởng của mình vào sáng mai hay không?"
- "Tôi không thể tham gia sự kiện vào tuần tới vì đã có kế hoạch ăn tối vào tối hôm đó rồi. Lịch hẹn đã được đổi 2 lần nên tôi không muốn hoãn thêm nữa. Nhưng tôi biết một vài đồng nghiệp hứng thú dự sự kiện của cậu đấy. Liệu tôi có thể mời họ tham gia được không?"
Điều quan trọng đó là bạn cần thể hiện sự tin tưởng vào người khác cũng như thể hiện sự quan tâm của mình để đưa ra những hỗ trợ.
4. Chỉ cần nói có
Thực tế, bản chất của chúng ta không khác gì một đứa trẻ mới lớn. Chúng ta muốn được quý mến, được yêu thương, được chấp nhận và sở hữu những gì người khác có. Nói cách khác, chúng ta muốn nổi bật và giành chiến thắng. Tuy nhiên, phần thưởng không phải lúc nào cũng thuộc về mình.
Khi ai đó đề nghị bạn tham gia vào một cuộc hẹn, nghĩa là họ muốn biết liệu bạn có coi họ là một khoản đầu tư xứng đáng với thời gian của bạn hay không. Và đôi khi, điều tốt nhất để làm là nói "Có".
Trở thành một người luôn coi trọng bản thân và không có mặt trong các cuộc chơi sẽ không mang lại ảnh hưởng tích cực cho cuộc sống cũng như sự nghiệp của bạn.
CNBC