The Economist: Việt Nam đã 'sản sinh' ra thế hệ doanh nhân tỷ phú mới
The Economist (Anh) nhận định, thị trường chứng khoán Việt Nam tăng mạnh đồng nghĩa với việc danh sách tỷ phú có thể sẽ dài hơn.
- 26-11-2021Nhiều sinh viên mới ra trường mong đợi lương trên 10 triệu đồng, nhưng chưa tới 30% nhà tuyển dụng sẵn sàng trả
- 26-11-2021Một cá nhân tại Hà Nội nộp 11 tỷ đồng tiền thuế từ kinh doanh thương mại điện tử
- 26-11-2021Nhà tuyển dụng yêu cầu 6 điều này, ứng viên nên 'quay xe'
Sau khi khoản đầu tư vào Cao đẳng Linacre trị giá 207 triệu USD của Sovico Group được công bố vào đầu tháng 11, ngôi trường thuộc Đại học Oxford sẽ đổi tên theo nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Sovico Group. Tờ báo Anh nhận xét, Thao College đã đánh dấu một bước chuyển mình đáng kể, nền kinh tế phát triển của Việt Nam hiện nay đã có một "tượng đài vĩnh cửu" ở một trong những nơi học tập uy tín nhất thế giới.
Vào thời điểm 2012, Việt Nam là một nơi không hề có tỷ phú đô la. Tuy nhiên, đến hiện tại, đã có 6 người gia nhập vào câu lạc bộ tỷ phú theo bảng xếp hạng của Forbes. The Economist nhận định, thị trường chứng khoán Việt Nam tăng mạnh đồng nghĩa với việc danh sách tỷ phú có thể sẽ dài hơn.
Đứng đầu danh sách những người giàu nhất phải kể đến tỷ phú Phạm Nhật Vượng, người sáng lập Vingroup, và là người đầu tiên gia nhập "câu lạc bộ" những người giàu nhất Việt Nam. The Economist cho biết, rất khó tìm thấy mảng dịch vụ trong nước mà Vingroup chưa tham gia, từ du lịch, bệnh viện, đến giáo dục cho đến sản xuất ô tô. Giá trị của doanh nghiệp có thể hơn 15 tỷ USD, một thang điểm có thể đưa một công ty Mỹ vào danh sách chỉ số S&P 500.
Tổng giá trị tài sản ròng của các tỷ phú Việt Nam. Nguồn: The Economist
Sau đó, Việt Nam xuất hiện thêm nhiều tỷ phú hơn, trong đó có bà Nguyễn Thị Phương Thảo. Ngoài ra còn có nhà sáng lập Masan Group, ông Nguyễn Đăng Quang và ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Techcombank. Theo The Economist, cả bốn vị tỷ phú đều có một điểm chung: nơi khởi đầu cho sự nghiệp kinh doanh của họ đều từ Liên Xô cũ.
Cụ thể, ông Vượng đã cho ra đời thương hiệu mì ăn liền Mivina, trở thành mặt hàng chủ lực ở Ukraine. Còn bà Thảo đã kiếm được 1 triệu USD đầu tiên tại trường đại học ở Moscow bằng việc nhập khẩu thiết bị văn phòng và các mặt hàng tiêu dùng từ Đông Á.
Sau đó, khi Việt Nam bắt đầu ở trong giai đoạn phát triển, họ là một số ít công dân ở nước ngoài có cơ hội đầu tư tại quê nhà. Theo Bill Hayton, tác giả của cuốn sách "Vietnam: Rising Dragon", những vị tỷ phú phát triển hơn vào thời điểm Việt Nam cần họ.
Theo nghiên cứu của chuyên gia Nguyễn Xuân Thành, Đại học Fulbright Việt Nam, trong hầu hết các công ty do các tỷ phú đứng đầu đều phục vụ tầng lớp trung lưu Việt Nam, phần lớn tài sản của họ đến từ bất động sản và ngân hàng. Tài chính và bất động sản là những lĩnh vực điển hình của giới tài phiệt trên khắp thế giới.
Cũng trong tháng 11, SK Group, một trong những tập đoàn lớn nhất của Hàn Quốc, đã công bố khoản đầu tư trị giá 340 triệu USD vào Masan Group. Tập đoàn này hiện cũng sở hữu 6% cổ phần của Vingroup. Trước đó, vào đầu năm nay, Alibaba, gã khổng lồ thương mại điện tử của Trung Quốc cũng đầu tư 400 triệu USD vào Masan Group.