MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thế giới có 425 triệu người mắc bệnh tiểu đường, hãy tránh 2 thời điểm dễ mắc bệnh nhất

01-01-2018 - 17:39 PM | Sống

Cứ 11 người trưởng thành (20-79 tuổi) lại có 1 người bị đái tháo đường (tiểu đường) tương đương 425 triệu người. Tăng khoảng 10 triệu người trong năm 2015. Có tới hơn 350 triệu người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường. Ước tính đến năm 2045 sẽ có gần 700 triệu người mắc bệnh tiểu đường.

Những con số đáng sợ về tỉ lệ người mắc bệnh tiểu đường

Liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF) đã công bố những thông điệp chính vô cùng đáng chú ý. Trong năm 2017, IDF ước tính:

Cứ 11 người trưởng thành (20-79 tuổi) lại có 1 người bị đái tháo đường ( tiểu đường ) tương đương 425 triệu người. Tăng khoảng 10 triệu người trong năm 2015. Có tới hơn 350 triệu người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường . Ước tính đến năm 2045 sẽ có gần 700 triệu người mắc bệnh tiểu đường.

Số người mắc bệnh tiểu đường đang gia tăng hàng năm mà không có triệu chứng giảm đang khiến người ta cảm thấy sợ hãi. Đáng lo lắng hơn, bệnh tiểu đường đã tấn công mọi đối tượng, mọi độ tuổi. Hãy hình dung các con số đáng "giật mình" sau đây:

Cứ 2 người trưởng thành (20-79 tuổi) bị đái tháo đường lại có 1 người không được chẩn đoán, tương đương trên 212 triệu người.

Cứ 6 trẻ sinh ra lại có 1 trẻ (tương đương 16,2%) bị ảnh hưởng bởi đái tháo đường thai kỳ.

Khoảng 3/4 (tương đương 79%) số người bị đái tháo đường sống ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.

Có hơn 1 triệu trẻ em và trẻ vị thành niên bị đái tháo đường tuýp 1.

Có khoảng 2/3 người bị mắc bệnh tiểu đường là "người thành phố"

Có khoảng 2/3 người bị mắc tiểu đường và phải chịu đau đớn khi đang trong độ tuổi lao động.

Phòng chống bệnh tiểu đường, chìa khóa nằm ở việc giáo dục kiến thức cho phụ nữ

Theo thông tin mới nhất đăng trong tài liệu Bản Atlas xuất bản lần thứ 8 năm 2017 của Liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF Diabetes Atlas eighth edition 2017) cho thấy, bệnh tiểu đường có nhiều ảnh hưởng đến thai nhi và phụ nữ.

Để giảm thiểu những rủi ro này, chúng ta cần phải bắt đầu phòng ngừa từ việc giáo dục cho đối tượng là nữ giới. Có 2 giai đoạn, phụ nữ cần đặc biệt cẩn thận về sự hiện diện của bệnh tiểu đường, tránh tối đa khả năng mắc phải.

Giai đoạn 1: Trong thời gian thai kỳ

Trong thời kỳ mang thai, nếu không chú ý chế độ ăn uống, thai phụ bị tăng cân quá nhanh thì rất dễ "kết duyên" với bệnh đái tháo đường thai kỳ. Vì vậy, bà mẹ mang thai nên chú ý đến một chế độ ăn với số lượng ít và ăn nhiều bữa., Mỗi ngày nên ăn 4-5 bữa, mỗi bữa ăn chỉ nên ăn no khoảng 70%.

Trong suốt thời kỳ mang thai, phải đặc biệt chú ý đến việc khám thai định kỳ. Vào tuần thứ 24 của thai kỳ thì nên đi kiểm tra độ dung nạp glucose đối với bệnh tiểu đường. Tổng cân nặng được phép tăng trong suốt thai kỳ nên được kiểm soát trong vòng 10 kg, không tăng quá 2 kg mỗi tháng là thích hợp.

Giai đoạn 2: Thời kỳ mãn kinh

Phụ nữ thời kỳ mãn kinh rất có thể rơi vào trạng thái bị rối loạn nội tiết sau khi vô kinh, ngoài việc dễ mắc chứng nhạy cảm với hội chứng mãn kinh, giai đoạn này cũng là thời điểm làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Vì vậy, trước khi bước vào giai đoạn mãn kinh, phụ nữ nên duy trì sự trạng thái tâm lý bình lặng, cân bằng, cố gắng không tức giận, nóng nảy. Hàng ngày nên duy trì việc tập thể dục và tham gia các hoạt động phù hợp với điều kiện của mình, ăn uống ít hơn.

Chú ý khám sức khoẻ định kỳ mỗi năm, xét nghiệm máu để kiểm tra lượng đường trong máu, nếu phát hiện bị bệnh tiểu đường thì phải dùng thuốc kịp thời theo chỉ định của bác sĩ.

*Theo diabetesatlas.org; Health/39

Theo Vân Hồng

Trí thức trẻ

Trở lên trên