Thế giới đình trệ vì Covid-19, cuộc chiến giá dầu tạo ra nghịch lý: Than là nhiên liệu hóa thạch đắt đỏ nhất hành tinh
Than, loại nhiên liệu bụi bẩn thường coi là lựa chọn giá rẻ cho lĩnh vực năng lượng, vừa trở thành loại nhiên liệu hóa thạch đắt nhất thế giới.
- 03-03-2020Ngành du lịch bị ảnh hưởng bởi Corona, Bộ Tài chính Thái Lan giảm 99% thuế nhiên liệu bay, giảm phí và một loạt biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp
- 04-12-2018Chính phủ Pháp dừng tăng thuế nhiên liệu
- 19-11-2018Phó Tổng thống Mỹ thẳng thừng tấn công Trung Quốc tại APEC 2018, cuộc Chiến tranh Lạnh mới có thêm nhiên liệu
- 04-06-2018Giá nhiên liệu và nhân công tăng cao, lợi nhuận của ngành hàng không thế giới sẽ lần đầu sụt giảm sau khi báo lãi kỷ lục trong năm 2017
- 03-05-2018Xe Tesla không đốt nhiên liệu, chúng đốt... tiền: Mỗi phút trôi qua công ty này thua lỗ tới 6.500 USD
Theo thống kê của Bloomberg, sự sụp đổ của giá dầu trong tháng vừa qua khiến loại nhiên liệu vốn được coi là "vàng đen" này tụt xuống mức thấp hơn cả giá than. Cuối tuần trước, than Newcastle của Australia được giao dịch trên ICE Futures châu Âu giá 66,85 USD/tấn, tương đương với dầu có giá 27,36 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent futures chỉ là 26,98 USD/thùng.
Sự sụp đổ của giá dầu đồng nghĩa với việc than trở thành nhiên liệu hóa thạch đắt nhất hành tinh. Trong khi việc sử dụng than đá ở Mỹ và châu Âu giảm do khí đốt tự nhiên và năng lượng tái tạo giá rẻ cũng như thị trường năng lượng bão hòa, nó vẫn là loại nhiên liệu được dùng phổ biến ở châu Á, nơi truyền thống vẫn được xem là loại năng lượng giá rẻ nhất cho các thị trường mới nổi.
Giá than đã có lúc đắt hơn giá dầu thô.
Than cũng là loại nhiên liệu hóa thạch bẩn và gây bụi bặm nhất khi nó thải ra lượng CO2 gấp đôi so với khi tự nhiên và 30% so với xăng khi đốt cháy.
Việc giá than đột ngột đứng đầu bảng bắt nguồn từ cuộc chiến giá dầu toàn diện giữa Ả rập Xê út và Nga cũng như việc virus corona bùng phát khiến các hoạt động sản xuất trên toàn cầu sụt giảm. Ngoài ra, việc các hãng hàng không liên tiếp hủy chuyến và các lệnh hạn chế đi lại có thể giảm tới 20% lượng xăng dầu tiêu thụ trên toàn cầu. Kết hợp với đó là một thị trường dư nguồn cung khi cả Ả rập Xê út và Nga cùng mở van xuất khẩu.
Theo một nghĩa nào đó, giá này có thể góp phần khuyến khích việc chuyển đổi từ nhiên liệu than sang các loại nhiên liệu khác sạch hơn.
Tham khảo: Bloomberg