MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thế giới sẽ ra sao nếu con người không làm việc?

13-05-2017 - 10:59 AM | Tài chính quốc tế

Yuval Noah Harari là giảng viên tại trường ĐH Hebrew ở Jerusalem và là tác giả của cuốn "Sapiens: Lược sử về nhân loại" và "Homo Deus: Lược sử về ngày mai". Trong bối cảnh công nghệ làm cho công việc trở nên lỗi thời, điều gì sẽ khiến con người bận rộn? Ông Harari đã trả lời câu hỏi hóc búa này trong bài viết dưới đây.

Hầu hết những công việc ngày nay đều sẽ biến mất trong vòng vài thập kỷ tới. Công nghệ AI (trí thông minh nhân tạo) ngày càng làm được nhiều việc và có thể thay thế con người làm không chỉ những công việc đơn giản mà còn ngày càng tinh vi.

Trong khi đó, nhiều ngành nghề mới sẽ xuất hiện, ví dụ như thiết kế các sản phẩm liên quan đến thế giới thực tế ảo. Tuy nhiên, những nghề như thế có lẽ sẽ đòi hỏi tính sáng tạo và linh hoạt cao mà không phải ai cũng có thể đáp ứng, nhất là những người lớn tuổi.

Vấn đề cốt lõi là phải tạo ra những việc mới mà con người có thể làm tốt hơn thuật toán. Do đó, vào năm 2050, thế giới có thể sẽ xuất hiện một lớp người mới: những kẻ vô tích sự. Họ không chỉ là những người thất nghiệp, mà còn không có khả năng làm việc.

Nếu còn sống và đủ khả năng làm việc đến năm 2050, tức là 33 năm nữa, liệu bạn có trở thành người vô tích sự?

Công nghệ AI khiến cho con người trở thành những kẻ vô dụng nhưng cũng có thể cung cấp cho con người thu nhập cơ bản phổ quát. Vấn đề thực sự sau đó sẽ là làm sao để khiến con người cảm thấy thỏa mãn với điều đó. Con người sẽ phải tham gia vào những hoạt động có mục đích hoặc không họ sẽ phát điên. Những người vô dụng sẽ làm gì cả ngày?

Trò chơi điện tử có vẻ là một câu trả lời. Những người thừa thãi về mặt kinh tế sẽ tiêu tốn nhiều thời gian sống trong thế giới ảo 3D hơn là thế giới thực vô nghĩa và nhàm chán đối với họ. Nhưng theo Harari, thực tế thì đây lại là một giải pháp cũ. Hàng nghìn năm qua, hàng tỷ người đã tìm thấy ý nghĩa cuộc sống khi tham gia vào trò chơi này. Thực ra, đó chỉ là một tên gọi khác, một định dạng khác của tín ngưỡng tôn giáo. Theo mỗi tôn giáo khác nhau, con người lại tin vào những điều khác nhau và cảm thấy ý nghĩa khi thực hiện những điều đó. Không có một quy luật tự nhiên nào yêu cầu con người phải lặp lại một câu nói từ ngày này sang ngày khác, cũng không cấm con người ăn thịt lợn.


Trò chơi thực tế ảo thực ra cũng chỉ là một định dạng khác của tôn giáo.

Trò chơi thực tế ảo thực ra cũng chỉ là một định dạng khác của tôn giáo?

Thực tế ảo không cần phải được bọc trong một chiếc hộp cô lập. Thay vào đó, nó có thể đan xen vào thực tế vật chất.

Khoảng thời gian trước, khi trò chơi Pokemon Go tạo ra cơn sốt trên toàn thế giới, tôi cùng với cậu cháu trai 6 tuổi "đi săn" Pokemon. Khi chúng tôi bước xuống phố, nó vẫn nhìn chăm chăm vào chiếc điện thoại để phát hiện ra Pokemon ở xung quanh, trong khi tôi không nhìn thấy bất kỳ một con Pokemon nào cả bởi tôi không mang theo điện thoại thông minh. Sau đó chúng tôi còn nhìn thấy 2 đứa trẻ khác trên phố cũng đang săn những con Pokemon giống nhau và gần như đã có một cuộc chiến xảy ra vì những con Pokemon ảo đó. Điều đó làm tôi nhớ đến xung đột tranh chấp thành cổ Jerusalem giữa người Do Thái và người Hồi giáo. Khi bạn nhìn vào thực tế ngôi thành cổ ngày, tất cả những gì hiện lên chỉ toàn là đá và các tòa nhà. Không có một ông thánh nào ngồi ở đây cả. Nhưng nếu bạn đọc Kinh Thánh và Kinh Qur’an, bạn sẽ thấy khác.

Chủ nghĩa tiêu dùng cũng là một trò thực tế ảo. Bạn kiếm được điểm bằng cách mua xe mới, dùng đồ hiệu đắt tiền và du lịch nước ngoài. Nếu bạn sở hữu nhiều điểm hơn người khác, bạn cảm thấy mình là người thắng cuộc và ở trên nhiều người.

Bạn có thể phản đối quan điểm của tôi bằng cách nói rằng những người đó thực sự yêu thích xe hơi và đi du lịch. Điều đó chắc chắn đúng. Cũng như những người tu hành thực sự thích cầu nguyện và cháu trai của tôi cũng thực sự thích săn bắt Pokemon. Nhưng cuối cùng, mọi sự yêu thích đó đều diễn ra trong não người. Trong mọi trường hợp, ý nghĩa mà chúng ta gán cho những gì chúng ta thấy là do tâm trí chúng ta tạo ra. Nó không thực sự là những gì xảy ra ngoài kia. Theo tri thức khoa học tốt nhất mà con người tìm ra thì cuộc sống của chúng ta là vô nghĩa. Ý nghĩa của cuộc sống luôn là một câu chuyện tưởng tượng được tạo ra bởi con người.


Những nghi thức phức tạp mà con người gán vào trò chơi đá gà thực chất có giá trị gì không?

Những nghi thức phức tạp mà con người gán vào trò chơi đá gà thực chất có giá trị gì không?

Trong bài viết "Deep Play: Notes on the Balinese Cockfight" (1973), nhà nhân chủng học Clifford Geertz đã mô tả cách người dân ở đây tiêu tốn thời gian và tiền bạc vào những trận đá gà trên đảo Bali như thế nào. Chỉ là 2 con gà chọi nhau và người xem cá cược con nào thắng nhưng cũng bao gồm cả những nghi thức phức tạp và kết quả mỗi trận đấu lại có ảnh hưởng đáng kể đến vị thế xã hội kinh tế và chính trị của cả người chơi và khán giả.

Bạn không nhất thiết phải đi đến Israel để xem thế giới nếu không có công việc thì sẽ như thế nào. Chỉ cần đến nhà của một đứa trẻ tuổi vị thành niên đam mê trò chơi điện tử là bạn có thể thực hiện cuộc thí nghiệm của mình. Với điều kiện cung cấp một số lượng coke và pizza tối thiểu và loại bỏ tất cả các yêu cầu công việc cũng như sự giám sát của bố mẹ. Kết quả là, cậu ta sẽ ở trong phòng nhiều ngày, dán mắt vào màn hình. Tất nhiên, cậu ta sẽ không làm bài tập về nhà hoặc việc nhà, bỏ học, bỏ bữa và thậm chí bỏ tắm và bỏ ngủ. Tuy nhiên, cậu ta sẽ cảm thấy nhàm chán hoặc cảm giác không có mục đích.

Do đó thực tế ảo có thể là chìa khóa đem lại ý nghĩa cho những người vô dụng trong thế giới không việc làm. Có thể chúng được tạo ra bên trong máy tính hoặc cũng có thể bên ngoài đời thực dưới hình thức tôn giáo và các tư tưởng mới. Hoặc cũng có thể là một sự kết hợp của cả hai. Biến cố là vô hạn và chẳng có ai biết chắc điều gì sẽ xảy ra vào năm 2050.

Trong mọi tình huống, không làm việc không có nghĩa là cuộc sống không còn ý nghĩa, bởi vì ý nghĩa được tạo ra bởi tưởng tượng chứ không phải là công việc. Công việc là điều cần thiết để tạo nên ý nghĩa chỉ theo một số ý thức hệ và lối sống. Những địa chủ ở Anh thế kỷ mười tám, những người Do Thái cực kỳ chính gốc ngày nay và trẻ em ở tất cả các nền văn hoá, thời đại đều đã tìm thấy rất nhiều sự quan tâm và ý nghĩa cuộc sống ngay cả khi không làm việc. Con người vào năm 2050 sẽ có thể chơi những trò sâu hơn và xây dựng thế giới ảo phức tạp hơn.

Nhưng còn sự thật thì sao? Còn thực tế thì sao? Liệu chúng ta có thực sự muốn sống trong một thế giới trong đó hàng tỷ người đang đắm mình trong ảo tưởng, theo đuổi các mục tiêu tưởng tượng và tuân thủ những quy luật tưởng tượng? Vâng, thích hay không, đó là thế giới mà chúng ta đã sống hàng ngàn năm rồi.

Anh Sa

The Guardian

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên