MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thế giới VUCA, làm sao để sẵn sàng thích ứng?

30-06-2023 - 10:00 AM | Sống

Thế giới VUCA, làm sao để sẵn sàng thích ứng?

Trong thế giới biến động không ngừng, học sinh cần trau dồi kiến thức và kỹ năng gì để làm chủ tương lai?

Những năm gần đây, sự phát triển như "vũ bão" của khoa học công nghệ cùng sự xuất hiện của những sản phẩm từ trí tuệ nhân tạo như Chat GPT, Bard by Google, Bing Chat,... đã khiến hàng triệu người trên khắp thế giới kinh ngạc bởi sự phát triển của AI và mối nguy biến mất của nhiều ngành nghề. Điều mà người trẻ cần là luôn học hỏi, làm mới mình, thích nghi để không bị "đào thải".

Để làm được điều đó, ngay từ trên ghế nhà trường, học sinh nên nhận được sự định hướng giáo dục đúng đắn từ thầy, cô, môi trường học-tập. "Thầy cô là những chiếc la bàn" chính là một trong những tôn chỉ giáo dục có thể giúp học sinh làm chủ tư duy, tự lập và sẵn sàng thích nghi hơn trong thế giới biến động như thế.

Hãy cùng chúng tôi trò chuyện với TS. Nguyễn Phụ Hoàng Lân - Giám đốc Học thuật của trường Hanoi Adelaide School để tìm hiểu rõ hơn về phương pháp này.

Thế giới VUCA, làm sao để sẵn sàng thích ứng? - Ảnh 1.

TS. Nguyễn Phụ Hoàng Lân - Giám đốc Học thuật của trường Hanoi Adelaide School

"Thầy cô là những chiếc la bàn"

Trước bối cảnh hiện nay, học sinh cần trở thành con người Tự chủ-Tự lập-Trách nhiệm thay vì chỉ biết học và giải quyết vấn đề một cách thụ động, phụ thuộc vào người khác. Những kỹ năng và kiến thức này của học sinh có thể phần nào được trau dồi dựa trên một tôn chỉ giáo dục mang tên "Thầy cô là những chiếc la bàn".

Nói về phương pháp này, TS. Hoàng Lân cho hay, nó xuất phát từ câu nói của nhà giáo dục Ever Garrison rằng: "Mỗi giáo viên là một chiếc la bàn, kích hoạt những chiếc nam châm của sự tò mò, tri thức và trí tuệ trong mỗi em học sinh".

Tôn chỉ được xem là một trong những nguyên tắc có thể giúp giáo viên định hướng học sinh chủ động thích ứng với biến đổi của thế giới và làm chủ tương lai.

Thế giới VUCA, làm sao để sẵn sàng thích ứng? - Ảnh 2.

Tiến sĩ Nguyễn Phụ Hoàng Lân chia sẻ tại Ngày hội Toán học mở 2021 - chuỗi các hoạt động mở về Toán được Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán (VIASM) tổ chức thường niên.

"Cá nhân tôi quan niệm thầy cô không phải người học hộ. Và khi dạy, chúng tôi cũng không truyền dạy kiến thức cho học sinh một cách thông thường. Mà giáo viên phải có nhiệm vụ đồng hành, hướng dẫn học-tập. Quan trọng hơn, họ nên nuôi dưỡng ở học sinh sự tò mò, khám phá, tự đặt câu hỏi và tiếp thu kiến thức một cách chủ động", thầy Lân giải thích thêm.

Nếu thầy cô giảng dạy theo tôn chỉ này, kết hợp với những phương pháp giáo dục phù hợp khác, học sinh sẽ được bồi dưỡng trở thành con người tự định hướng tư duy. Khi đó, thấy cô chỉ là người đồng hành và hướng dẫn, còn học trò có thể tự học, tự giải quyết vấn đề, từ đó có cơ hội bộc lộ khả năng riêng.

Ngôi trường tiên phong phát triển năng lực cho học sinh

Hiện nay, tôn chỉ "thầy cô là những chiếc la bàn" được xem là một trong những phương pháp đào tạo học sinh tốt trong học-tập và định hướng tư duy. Hanoi Adelaide School là đơn vị tiên phong áp dụng phương pháp này trong công tác giảng dạy trên nhiều phương diện.

Thứ nhất, về đào tạo tri thức và kỹ năng mềm, thầy cô Hanoi Adelaide School coi mình là người đồng hành, tạo cho học sinh niềm ham muốn học-tập. Trong giờ học, giáo viên luôn bắt đầu bằng những câu hỏi, chứ không chỉ hướng dẫn theo lý thuyết suông thông thường, từ đó khơi gợi ở học trò sự tò mò, tự tìm thấy sự cần thiết của việc học.

Khi thiết kế trải nghiệm học-tập, giáo viên Hanoi Adelaide School "luôn đặt mình vào vai trò của học sinh. Thầy cô sẽ tự trả lời câu hỏi trên cương vị các em như "Sau giờ học này, tôi hiểu được cái gì?", "Tôi học và làm được gì?"... chứ không đơn giản là giáo viên hướng dẫn hết lý thuyết trên sách vở là xong".

Thế giới VUCA, làm sao để sẵn sàng thích ứng? - Ảnh 3.

Thứ hai, Hanoi Adelaide School còn chú trọng tạo điều kiện để người trẻ trở thành công dân toàn cầu, thấu hiểu hội nhập quốc tế. Đội ngũ giáo viên với chuyên môn và kinh nghiệm cá nhân có thể đồng hành, hướng dẫn học sinh tìm hiểu các nền văn hoá. Trong khi đó, học sinh cũng có đủ điều kiện và phương tiện để tiếp cận với tri thức mới từ khắp nơi trên thế giới mà không có bất kỳ giới hạn nào. Thầy cô luôn chú ý hướng dẫn học sinh biết tự thu thập, xử lý thông tin để có thể "hòa nhập một cách an toàn" trên không gian mạng.

Thế giới VUCA, làm sao để sẵn sàng thích ứng? - Ảnh 4.

Học sinh trường Hanoi Adelaide School dẫn Phu nhân Toàn quyền Australia - bà Linda Hurley tham quan trường

Khi được hỏi thêm về những hoạt động hợp tác quốc tế đang diễn ra tại Hanoi Adelaide School, thầy Hoàng Lân chia sẻ: "Tại Hanoi Adelaide School cũng có rất nhiều hoạt động hợp tác quốc tế như những chuyến tham quan giao lưu của học sinh quốc tế, hay những sự kiện quan trọng như đón Phu nhân Toàn quyền Australia - bà Linda HurleyThống đốc bang Nam Australia - bà Frances Adamson AC nhân chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Tham tán Thương mại cấp cao của Úc,...  Tại những sự kiện này, học sinh là người dẫn đoàn, giao tiếp bằng tiếng Anh, qua đó có thể thấy được sự chủ động, tự tin của học sinh Hanoi Adelaide School. Đây cũng là cơ hội lớn, giúp các bạn có được những thói quen, kỹ năng giao tiếp, tổ chức thông tin… và cơ hội trưởng thành sau mỗi hoạt động".       

Hiện tại, Hanoi Adelaide School đã có chương trình Tích hợp (Song bằng) THPT Úc - Việt - chương trình học song bằng giữa Việt Nam và Nam Úc bậc trung học phổ thông. Chương trình này cung cấp cho học sinh  kiến thức, kỹ năng cần thiết đặc biệt là phương pháp học-tập hiện đại để có được sự chuẩn bị tốt nhất cho bậc đại và những bậc học cao hơn. Nhờ đó, học sinh có cơ hội tuyển thẳng và học tập tại các trường Đại học Úc và toàn thế giới.

"Cùng sự đồng hành, tâm huyết của đội ngũ giáo viên Hanoi Adelaide School, mỗi học sinh  đều được trao quyền để trưởng thành, học tập, cũng như phát triển thế mạnh và cá tính riêng. Với tôn chỉ dạy-học "thầy cô là những chiếc la bàn", Hanoi Adelaide School là nơi định hình tư duy, giúp học sinh phát triển năng lực toàn diện và được tiếp xúc với đa dạng nền văn hóa. Từ đó, các em được trao cơ hội để trở thành thế hệ học sinh Tự chủ - Tự lập - Trách nhiệm, tự tin xây dựng tương lai" - Thầy Lân chia sẻ.

Tiến sĩ Toán học Nguyễn Phụ Hoàng Lân (tốt nghiệp tại Đại học Purdue, Hoa Kỳ) hiện đang là Giám đốc Học thuật của trường Hanoi Adelaide School và Giảng viên tại trường ĐH Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội). Thầy Lân đã có nhiều năm kinh nghiệm giảng dạy Toán tiếng Anh tại Mỹ, xây dựng chương trình và giảng dạy Toán tiếng Anh tại Việt Nam.

Ngoài ra, thầy Lân còn là giáo viên tiên phong xây dựng và giảng dạy Chương trình Song bằng Toán tại trường THPT Chu Văn An và hiện là giáo viên thỉnh giảng chương trình Song bằng Toán tại trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam.

Bên cạnh đó, thầy Lân tích cực tham gia các hoạt động giáo dục và quảng bá Toán học. Với Bộ giáo dục và Đào tạo, thầy là báo cáo viên chương trình tập huấn vận dụng cách đánh giá của PISA cho giáo viên của một số tỉnh, thành phố. Với Kênh truyền hình Giáo dục Quốc gia VTV7, thầy là giáo viên và cố vấn chương trình Chinh phục kỳ thi, chương trình "Học sao cho tốt".... Với Viện nghiên cứu cao cấp về Toán, thầy là báo cáo viên trong Ngày hội Toán học mở Hà Nội (2019), Ngày hội Toán học mở TP.HCM (2020), đồng thời là giảng viên cho chương trình tập huấn cho giáo viên THCS TP. Lào Cai (2023)...

Thế giới VUCA, làm sao để sẵn sàng thích ứng? - Ảnh 5.

Ánh Dương

Tổ Quốc

Trở lên trên