Thế hệ 8x (1980 - 1989) cần phải tiết kiệm bao nhiêu để đạt được “sự an tâm tuyệt đối”?
Thế hệ 8x là những người đang phải gánh trên vai trách nhiệm chăm sóc cho 3 thế hệ: Bố mẹ - con cái - chính bản thân mình.
- 17-12-2023Nam sinh có màn lội ngược dòng ngoạn mục nhất Olympia: Giành 190 điểm trong vòng Về đích, xác lập cùng lúc 2 kỷ lục!
- 15-12-2023Cậu bé từng khiến vô vàn trái tim rung động bởi mái tóc đóng băng vì đi bộ 5km đến trường trong giá lạnh, hiện ra sao sau 5 năm?
- 14-12-2023Tốt nghiệp Đại học số 1 châu Á, người đàn ông chọn về quê làm bảo vệ với mức lương 17 triệu đồng/tháng: Lý do khiến ai cũng bất ngờ
- 11-12-2023Có 2 quý tử, ông cụ 70 tuổi vẫn chi 7 triệu/tháng thuê tôi đến viện dưỡng lão thăm nom mỗi tháng 1 lần
Thế hệ 8x - Những người chào đời trong khoảng từ năm 1980 đến 1989, thực chất là thế hệ đang gánh trên vai nhiều áp lực nhất khi phải chăm sóc cho 3 thế hệ: Bố mẹ già, con thơ, và chính bản thân mình. Điều này đương nhiên không hề dễ dàng.
Câu hỏi đặt ra lúc này: Liệu những người thuộc thế hệ 8x có thể đạt được sự an tâm tuyệt đối trước khi bước sang ngưỡng cửa 50 hay không? Nếu có, họ cần có bao nhiêu tiền trong tài khoản tiết kiệm để thực sự cảm thấy an tâm?
Câu chuyện của Giám đốc Chen (42 tuổi)
Giám đốc Chen sinh năm 1981, hiện đang là Giám đốc kinh doanh của một doanh nghiệp nhà nước, thu nhập hàng năm của Chen khoảng 200.000 Nhân Dân tệ (hơn 686 triệu đồng) và số tiền tiết kiệm mà Chen đang có là 700.000 Nhân Dân tệ (hơn 2,4 tỷ đồng).
"Bây giờ tôi không dám nghĩ đến việc nghỉ ngơi dù chỉ một tuần. Bản thân tôi có nhà, có ô tô và công việc với nguồn thu nhập tốt, ổn định nhưng con trai tôi vẫn đang học Đại học, vẫn chưa kiếm ra tiền và chưa lấy vợ. Tôi còn quá nhiều thứ phải lo, đồng nghĩa với việc còn rất nhiều dự định trong tương lai cần dùng đến tiền, làm sao tôi có thể cho phép bản thân nghĩ về việc nghỉ ngơi lúc này cơ chứ?!" - Chen chia sẻ.
Chen sinh ra ở một vùng nông thôn, bằng nỗ lực của chính mình, anh đã tạo được chỗ đứng ở thành phố. Hiện tại, bố mẹ anh sống ở quê nhà ở nông thôn và đều là nông dân. Mỗi tháng, Chen đều gửi cho bố mẹ 2.000 Nhân Dân tệ (6,8 triệu đồng) để bố mẹ trang trải cuộc sống.
Là thế hệ đầu 8x, Chen làm việc khá tốt, thuộc ban quản lý của công ty, thu nhập không tệ, có tiền tiết kiệm, có nhà, có xe. Tuy nhiên, Chen vẫn cảm thấy chưa hài lòng: "Nhìn đâu cũng thấy tiền. Hiện tại, tôi cùng vợ và con trai ở trong căn nhà rộng 110m2 có 3 phòng ngủ. Sau này, khi con trai kết hôn, chúng tôi cũng muốn góp chút tiền cho vợ chồng nó mua nhà, rồi còn tiền hỏi cưới, đính hôn, tổ chức tiệc,... Chưa kể nếu không may bố mẹ ốm đau, tôi cũng cần đến tiền".
Không cho phép mình được nghỉ ngơi - Tâm lý chung của thế hệ 8x?
Trên thực tế, Giám đốc Chen là hình ảnh thu nhỏ của hầu hết những người bình thường sinh vào những năm 1980s. Khi bạn sống đến tuổi này, bạn không thể chỉ sống cho riêng mình được nữa. Trừ khi bạn còn độc thân, không cha mẹ, không con cái, bạn có thể thoải mái nằm dài cả ngày, sống một cuộc sống không lo cơm ăn áo mặc và tận hưởng sự thảnh thơi.
Tuy nhiên hiếm có ai trên đời thực sự chỉ có một mình như thế. Thế hệ 8x nói riêng hay tất cả chúng ta nói chung, đều sẽ đến một giai đoạn phải sống vì gia đình, "tôi là trụ cột, tôi không được gục ngã".
Bởi vậy, dù có bao nhiêu tiền trong tài khoản ngân hàng hay tài khoản tiết kiệm, những người thuộc thế hệ 8x vẫn khó có thể thực sự không cảm thấy bất an vì bố mẹ đã già, có thể đổ bệnh hoặc âm dương cách biệt bất cứ lúc nào, chuyện hậu sự chẳng lẽ không cần đến tiền? Còn con cái, dù đã thoát cảnh ẵm ngửa, bế bồng nhưng bậc làm cha làm mẹ, nào có ai không muốn hỗ trợ con cái khi chúng chập chững bước vào đời ở ngưỡng cửa 18, đôi mươi?
Đặc biệt ở các thành phố lớn, chi phí sống quả thực không hề rẻ. Chi phí giáo dục cho con cái và chi phí kết hôn thực sự như một cái hố không đáy, bao nhiêu cũng là không đủ.
Phụ nữ mới