Thế hệ Alpha: Những đứa trẻ sinh ra đã "thấm nhuần" công nghệ nhưng rất dễ thành kẻ cô độc nếu không được bồi dưỡng kỹ năng này
Thế hệ Alpha sinh ra đã gắn liền với công nghệ và điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của chúng.
- 11-03-2021Tuổi 30 đầy thăng hoa của các mỹ nhân 9X Việt : Sự nghiệp lên như diều gặp gió, đáng nể nhất là nàng cựu hot girl nắm trong tay 2 triệu USD
- 11-03-2021Trong khi Harry – Meghan “bóc phốt” gia đình để kiếm tiền, nhiều hậu duệ hoàng tộc khác làm điều ngược lại: Người kinh doanh thành công, người vất vả nhưng luôn ý thức cao về “tự tôn hoàng tộc”
- 10-03-2021Vì sao có người kiếm được nhiều tiền nhưng vẫn không bao giờ thấy “hết nghèo”?
Với nhiều người, "thế hệ X, Y, Z" là những khái niệm rất quen thuộc. Theo đó thế hệ X (hay là Gen X) bao gồm những người sinh từ năm 1965 đến 1979. Thế hệ Y (Millennials) bao gồm bất kỳ ai sinh từ năm 1980 đến 1996. Phần lớn nhóm thế hệ này đã gia nhập lực lượng lao động ở đỉnh cao của cuộc Đại suy thoái, và đã phải vật lộn với sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo thế hệ sau đó.
Còn thế hệ Z (Gen Z) bao gồm những người sinh ra trong giai đoạn 1997 - 2009. Thế hệ này được sinh ra trong môi trường internet và phương tiện truyền thông xã hội, và đang gia nhập vào lực lượng lao động. Tuy nhiên còn một thế hệ khác mà chưa chắc nhiều người đã biết. Đó chính là thế Alpha!
" Thế hệ Alpha " là khái niệm chỉ những đứa trẻ sinh từ năm 2010 - 2024.
Thế hệ gắn liền với công nghệ; có iPad, Facebook là... vú em
" Thế hệ Alpha " là khái niệm chỉ những đứa trẻ sinh từ năm 2010 - 2024. Đây chính là giai đoạn công nghệ bùng nổ khi iPad và Instagram ra đời (năm 2010), là thời kỳ mà các mạng xã hội như Facebook, Tiktok,... hoạt động sôi nổi nhất.
Nếu thế X, Y, Z từng được bố mẹ nhắc nhở phải "ngồi xa TV ra", "xem điện thoại ít thôi",... thì thế hệ Alpha lại sinh ra trong thời kỳ gắn liền với công nghệ. Thế hệ X,Y,Z mất vài năm để làm quen với công nghệ. Còn khi thế hệ Alpha ra đời, công nghệ đã có sẵn. Mạng xã hội hay smartphone đã là những điều quá quen thuộc.
Thế hệ X, Y, Z sắp nhường chỗ cho thế hệ Alpha “lên sàn”.
Công nghệ sẽ phát triển mạnh và nhanh hơn bao giờ hết trong cuộc sống thế hệ trẻ tuổi này. Thậm chí nó còn là vú em cho chúng. Bởi rất nhiều phụ huynh từng vì bận rộn mà để con ngồi nghịch điện thoại, xem Youtube. Còn mình thì được rảnh tay để làm những việc khác.
Hay việc học của thế hệ Alpha cũng không thể thiếu công nghệ. Bởi ngoài việc lên lớp trực tiếp, trẻ còn có thể học qua mạng xã hội, qua các clip dạy trực tuyến. Tài liệu cũng không cần thiết là những tập giấy A4 nặng chịch hàng chục trang như thế hệ X,Y, Z. Thay vào đó là các file tài liệu gọn nhé, lưu trữ và xóa chỉ trong 1 cú click chuột.
Chính vì vậy mà ngoài cái tên "thế hệ Alpha", những đứa trẻ sinh ra từ năm 2010 - 2014 còn được gọi là thế hệ "screenagers". Bởi tuần suất và phạm vi tiếp xúc với màn hình và các thiết bị công nghệ của thế hệ này vượt trội hơn thế hệ X, Y, Z rất nhiều.
Thế hệ Alpha sinh ra đã gắn liền với công nghệ. (Ảnh minh họa)
Liệu thế hệ Alpha có bị thiếu hụt kỹ năng giao tiếp?
Như đã nói ở trên, thế hệ Alpha sinh ra đã gắn liền với công nghệ và điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của chúng. Nếu thế X, Y cần gặp mặt nhau để bàn bạc công việc,... thì thế hệ Alpha có thể giải quyết những điều này thông qua một cuộc gọi skype. Việc kết bạn cũng chẳng cần gặp trực tiếp mà dễ dàng kết nối qua các mạng xã hội.
Có kỹ năng và hiểu biết về công nghệ, kỹ thuật số nhiều hơn các thế hệ trước đó nhưng thế hệ Alpha có thể đối mặt với việc thiếu hụt kỹ năng giao tiếp đời thực. Đây chính là thách thức của thế hệ này. Thay vì chỉ giao tiếp thông qua kênh truyền thống như các thế hệ trước thì thế Alpha phải "đa - zi - năng" hơn, học giao tiếp ở cả thế giới ảo và thế giới thực.
Anh Dan Schawbel - một tác giả sách nổi tiếng của Mỹ cũng từng bày tỏ nỗi lo về việc Gen Alpha thiếu kỹ năng mềm. Schawbel từng làm một số nghiên cứu và nhận thấy, từ thế hệ Y trở đi, đã chủ yếu mua sắm trực tuyến và ít tiếp xúc với con người hơn.
Một số sinh viên đại học của Mỹ từng tâm sự với Schawbel về việc công nghệ làm tổn hại đến kỹ năng giao tiếp trực tiếp của họ. "So với Gen X, Y, Z, Gen Alpha sẽ là thế hệ kết nối nhiều nhất nhưng dành ít thời gian hơn để nói chuyện trực tiếp với đồng nghiệp của họ".
Tác gia Dan Schawbel
Sẽ có những thách thức tâm lý rõ ràng với thế hệ này vì họ sẽ cảm thấy cô đơn hơn, mặc dù rất gắn kết với nhau.
Tiến sĩ Giáo dục Vũ Thu Hương - nguyên giảng viên Khoa giáo dục tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội cũng chia sẻ quan điểm: "Thế hệ Alpha sẽ phải có ý chí sắt đá để không bị công nghệ làm chủ bản thân, xa rời cuộc sống thực tế. Việc tiếp xúc với công nghệ quá nhiều có thể dẫn tới một số căn bệnh tâm lý như thiếu tập trung, thừa năng lượng,... Ngoài ra, công nghệ còn tác động đến việc giao tiếp thông thường.
Việc giao tiếp của thế hệ Alpha sẽ gồm 2 phần: trên mạng và thực tế. Giao tiếp trên mạng lại khó kiểm soát hơn giao tiếp thực tế. Chẳng hạn thế hệ Alpha dễ tiêm nhiễm những thói quen xấu trên mạng (chẳng hạn như nói tục, chửi bậy) và dần ảnh hưởng đến cuộc sống đời thực.
Tiến sĩ Vũ Thu Hương
Thế hệ Alpha sẽ phải có ý chí sắt đá để không bị công nghệ làm chủ bản thân, xa rời cuộc sống thực tế.
Một số nguyên tắc giao tiếp cũng dễ bị phá vỡ. Lấy ví dụ thế hệ X, Y khi có khách đến nhà chơi, chúng ta sẽ phải tiếp đón, chứ không thể cắm mặt vào cuốn sách. Như vậy là bất lịch sự. Thế hệ Z ngày nay đang đối mặt với hiện tượng cắm mặt vào điện thoại khi giao tiếp. Thế hệ Alpha cũng dễ xảy ra tình trạng như vậy. Khi các giá trị ảo lên ngôi, giá trị thật sẽ bị chôn vùi".
Cũng theo Tiến sĩ Vũ Thu Hương, không chỉ giao tiếp thông thường bị ảnh hưởng, thế hệ Alpha còn dễ bị mất niềm tin vào xã hội. Thế hệ X,Y khi gặp phải sự cố cũng rất xấu hổ nhưng lại dễ quên, dễ lấy lại tự tin hơn. Bởi phạm vi câu chuyện hẹp, có thể chỉ 25 -30 người biết là cùng. Nhưng thế hệ Z và Alpha lại khác. Một câu chuyện được đăng tải trên MXH, có thể cả triệu người biết đến.
Chính vì vậy thế hệ Alpha rất dễ bị tổn thương, bị mất niềm tin. Các bạn cũng dễ thấy cô độc hơn rất nhiều so với các thế hệ trước.
“Cô đơn ngoài đời thực, tấp nập ở trên mạng - đó là điều thế hệ Alpha phải đối mặt”, Tiến sĩ Hương nhấn mạnh.
Theo chị Hương, để thế hệ Alpha không bị thiếu hụt kỹ năng giao tiếp, cha mẹ cần tích cực đẩy mạnh các hoạt động ngoài đời thực cho con. Từ đó giúp con phát triển các kỹ năng giao tiếp, kỹ năng mềm.
“Thế hệ Alpha sinh ra trong thời kỳ công nghệ phát triển cực độ nhưng đừng để công nghệ chiếm hữu, làm chủ bản thân. Thay vào đó, hãy làm sao để cân bằng giữa đời thực và đời ảo, khiến công nghệ chỉ là công cụ giúp chúng ta có cuộc sống tốt hơn”, Tiến sĩ Hương cho hay.
Trí thức trẻ