MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thế lực đang âm thầm chặn đường tăng trưởng của Thế Giới Di Động: Không cửa hiệu nhưng doanh thu 14.000 tỷ đồng, chi phí chiết khẩu chỉ bằng 1/3

Thế lực đang âm thầm chặn đường tăng trưởng của Thế Giới Di Động: Không cửa hiệu nhưng doanh thu 14.000 tỷ đồng, chi phí chiết khẩu chỉ bằng 1/3

Ngành hàng Điện thoại & Máy tính bảng đã ghi nhận doanh thu gần 14.000 tỷ đồng trên TMĐT. Thành tích này chỉ kém doanh thu online của Thế Giới Di Động khoảng 2.000 tỷ đồng.

Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2023 của MWG cho biết, doanh thu cả năm của chuỗi Thế Giới Di Động (TGDĐ, TopZone) đạt hơn 28.000 tỷ đồng, Điện Máy Xanh đạt 55.000 tỷ đồng. Riêng doanh thu online đạt gần 16.000 tỷ đồng, giảm 11% so với năm 2022.

Theo ông lớn bán lẻ này, hầu hết các ngành hàng đều ghi nhận tăng trưởng âm, ngoại trừ máy lạnh. Điện thoại di động, máy tính xách tay, tủ lạnh, máy giặt và gia dụng đều giảm 10-20% so với cùng kỳ. Chỉ có điện thoại iPhone vẫn tăng trưởng về thị phần.

"Với đặc tính là nhóm hàng hóa giá trị cao và sử dụng lâu bền, các sản phẩm kinh doanh tại Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi nhu cầu yếu và tâm lý tiêu dùng tiết kiệm", MWG nói trong báo cáo của mình.

Thế lực đang âm thầm chặn đường tăng trưởng của Thế Giới Di Động: Không cửa hiệu nhưng doanh thu 14.000 tỷ đồng, chi phí chiết khẩu chỉ bằng 1/3- Ảnh 1.

Tuy nhiên, trên các nền tảng TMĐT lại cho thấy một diễn biến ngược lại.

Theo báo cáo của Metric vào năm 2022 và 2023, trong khi quy mô tổng doanh thu trên các sàn TMĐT đã tăng từ 135.000 tỷ đồng lên 233.200 tỷ đồng thì ngành hàng Điện thoại & Máy tính bảng cũng tăng từ mức chưa đến 10.000 tỷ đồng lên gần 14.000 tỷ đồng. Thành tích này chỉ kém doanh thu online của Thế Giới Di Động khoảng 2.000 tỷ đồng. 

Theo Metric, ngành hàng Điện thoại & Máy tính bảng đang có xu hướng dịch chuyển mạnh lên các sàn bán lẻ trực tuyến. Các thương hiệu lớn tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng, đầu tư các trang Mall với nhiều chính sách ưu đãi hấp dẫn người mua và đạt được thành công nhất định khi doanh thu và sản lượng bán đều tăng nhanh chóng trong năm 2023.

Có thể thấy rõ điều này qua sự tăng trưởng của thương hiệu Apple và Samsung trong năm 2022 và 2023. Trong hai năm qua, dù không đứng đầu về sản lượng nhưng với với giá trị cao so với mặt bằng chung, Apple đều duy trì phong độ là thương hiệu đạt doanh số cao nhất trên sàn TMĐT, theo ngay sau là Samsung.

Thế lực đang âm thầm chặn đường tăng trưởng của Thế Giới Di Động: Không cửa hiệu nhưng doanh thu 14.000 tỷ đồng, chi phí chiết khẩu chỉ bằng 1/3- Ảnh 2.

(Nguồn: Metric)

Cụ thể, tổng doanh thu của Apple ở tất cả gian hàng năm 2022 đạt khoảng 2.974 tỷ đồng, Samsung đạt 2.255 tỷ đồng. Đến năm 2023, hai con số này lần lượt là 3.358 tỷ đồng (tăng 12,9% so với cùng kỳ) và 3.078 tỷ đồng (tăng 36,5% so với cùng kỳ). Tổng thị phần doanh thu của Apple và Samsung cũng gần bằng một nửa so với tổng của Top 10 thương hiệu có doanh thu cao nhất trên TMĐT. Ngoài Apple và Samsung, Xiaomi cũng xếp thứ 4 trong Top 10 thương hiệu có doanh thu cao nhất năm 2023, đạt 1.818 tỷ đồng (tăng 23,2% so với 1.475 tỷ đồng của năm 2022).

Còn theo dữ liệu từ YouNet ECI, lũy kế 11 tháng đầu năm 2023, tổng doanh số (GMV) smartphone trên 3 sàn TMĐT Shopee, Tiki, Lazada đạt 8.504,4 tỷ đồng. Chỉ riêng doanh thu GMV mặt hàng điện thoại thông minh (chưa tính các mặt hàng công nghệ, điện máy khác) trên TMĐT đã bằng một nửa doanh số kênh online của Thế Giới Di Động & Điện Máy Xanh và bằng hơn 11% tổng doanh thu cả hai chuỗi. Trong khi chuỗi FPT Shop ghi nhận mức doanh thu luỹ kễ 9 tháng đầu năm 2023 đạt 12.222 tỷ đồng thì trên kênh TMĐT, doanh số smartphone trong giai đoạn này cũng đã ở mức 5.876 tỷ đồng.

Thế lực đang âm thầm chặn đường tăng trưởng của Thế Giới Di Động: Không cửa hiệu nhưng doanh thu 14.000 tỷ đồng, chi phí chiết khẩu chỉ bằng 1/3- Ảnh 3.

Apple Flagship Store là gian hàng có doanh thu cao nhất trên Shopee

Như vậy, bất chấp các thách thức chung của nền kinh tế, trong khi ngành hàng điện thoại, máy tính tại Thế Giới Di Động ghi nhận tăng trưởng âm thì tại TMĐT lại tăng trưởng dương hai chữ số. Thậm chí, mô hình Direct to Consumer như TMĐT còn giúp các thương hiệu tiết giảm chi phí đáng kể. Metric phân tích, nếu áp dụng mô hình B2B2C (Business to Business to Customer), họ sẽ phải bỏ ra từ 35% - 40% chi phí trên giá thành sản phẩm dành cho các đại lý. Trường hợp bán trực tiếp trên sàn TMĐT, họ sẽ chỉ tốn 1 mức phíthấp hơn rất nhiều (khoảng chưa đến 10%). 

Trong định hướng kinh doanh năm 2024 của mình, MWG cũng tập trung cho chiến lược kinh doanh Omni-channel. Nhà bán lẻ này đặt kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng doanh số online và ước tính tỷ trọng đóng góp của kênh online trên doanh thu của các ngành hàng từ 5% đến 30% tùy thuộc đặc tính từng ngành hàng. Tuy nhiên, trong bối cảnh TMĐT vẫn tăng trưởng mạnh mẽ, Thế Giới Di Động hay FPT Shop không chỉ phải đối đầu trực tiếp với các đối thủ truyền thống mà cũng sẽ phải tìm cách cạnh tranh với các nhà bán hàng online đang bùng nổ trên TMĐT.

Theo Hoàng Thùy

An ninh tiền tệ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên