The Lucky 56: Nhóm triệu phú đô la ra đời sau thương vụ IPO của Xiaomi
Đây là cách gọi khác của nhóm 56 nhân viên đầu tiên làm việc cho Xiaomi, những người sẽ trở thành triệu phú USD sau khi công ty lên sàn tại Hồng Kông.
- 08-05-2018Sau vụ IPO, Xiaomi sẽ trở thành "nhà máy sản xuất tỷ phú" của thế giới
- 03-05-2018Sắp thực hiện vụ IPO lớn nhất thế giới kể từ 2014, Xiaomi được định giá 100 tỷ USD
- 26-02-2018Xiaomi vừa làm được điều Apple mất 20 năm mới thực hiện được, nhắn nhủ nước Mỹ: Chúng tôi sắp đến rồi đây!
- 09-02-2018Xiaomi tuyên bố sẽ vượt mặt Huawei, Oppo, Vivo để đứng đầu thị trường smartphone Trung Quốc trong 10 quý tới
- 15-01-2018Chân dung Lei Jun - 'Steve Job của Trung Quốc': Người vực Xiaomi dậy từ tro tàn, được dự báo sẽ vượt mặt cả Apple trong năm 2018
Tám năm trước, Xiaomi ra mắt chiếc điện thoại thông minh đầu tiên và duy nhất. Khi đó, toàn bộ 56 nhân viên đầu tiên tích cóp được 11 triệu USD để đầu tư vào chính dự án khởi nghiệp này. Đa phần trong đó đều phải vay mượn tiền từ cha mẹ. Số khác bán đi của hồi môn của chính mình để có tiền đầu tư.
Hôm nay, họ được gọi với cái tên mới, The Lucky 56. 8 năm sau, Xiaomi đã trở thành công ty sản xuất điện thoại thông minh thành công hàng đầu thế giới. Nó cũng chuẩn bị có thương vụ IPO bom tấn và có thể được định giá tới 100 tỷ USD. Cổ phần của nhóm Lucky 56 cũng có thể lên tới 1 tới 3 tỷ USD, tương đương trung bình mỗi người sở hữu 36 triệu USD.
Với những người như Li Weixing, cựu nhân viên Microsoft, nhân viên số 12 của Xiaomi, đầu tư là một quyết định tương đối ngẫu nhiên. Khi làm việc để ra mắt chiếc điện thoại đầu tiên, Li biết công ty đang khó khăn. Thay vì mặc kệ nhà sáng lập, Li và các đồng nghiệp khác đã quyết định đầu tư để thực sự ngồi trên cùng 1 con thuyền.
Li, người tạo ra hệ điều hành của Xiaomi, tiết kiệm được khoảng 500.000 tệ (tương đương 79.000 USD). Do số tiền ấy cũng chẳng đủ để mua một ngôi nhà nên Li quyết định đầu tư vào công ty. Trong cuộc họp với toàn thể nhân viên tại trụ sở, nhà sáng lập Lei Jun tuyên bố sẽ chấp nhận cho tất cả các nhân viên đầu tư vào công ty.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có sẵn tiền mặt. Nhiều nhân viên phải về vay bố mẹ hoặc bán đi những món đồ hồi môn để có tiền đầu tư. Đến lúc này, đây là khoản đầu tư sáng suốt với lợi nhuận cao gấp hàng trăm lần. Tùy vào giá trị công ty khi IPO, Li sẽ có tối thiểu 10 triệu USD và tối đa là 20 triệu USD từ 80.000 USD ban đầu.
Câu chuyện của Li không phải trường hợp cá biệt. Thời điểm đó, một nhân viên lễ tân của Xiaomi cũng đã bán của hồi môn và góp cho công ty khoảng 31.000 USD. Hiện tại, cô đang làm trong phòng nhân sự với số tiền thu về có thể lên tới 8 triệu USD. Nhân viên số 14 của công ty từ chối nêu tên.
Ngoài những triệu phú USD, Xiaomi lên sàn cũng tạo ra hàng loạt tỷ phú USD mới trên bản đồ tỷ phú quốc tế. Nếu được định giá 50 tỷ USD, Xiaomi sẽ tạo ra 3 tỷ phú USD mới trong khi nếu được định giá 100 tỷ USD, con số này sẽ là 5 tỷ phú. Hiện tại, trong danh sách 500 người giàu nhất thế giới, có tới 40 người từ Trung Quốc với tổng tài sản 464 tỷ USD. Trung Quốc chỉ đứng sau Mỹ trong bảng danh sách đáng mơ ước này và các tỷ phú Xiaomi sẽ rút ngắn khoảng cách hơn nữa. Với mức giá 50 tỷ USD với 25% lượng cổ phiếu được phát hành, tài sản của Lei sẽ là 11,8 tỷ USD. Đây là giá thấp nhất mà các nhà phân tích dự đoán.