Thế nào là shock văn hóa: 7 quy tắc đặc biệt từ các quốc gia trên thế giới khiến người nước ngoài phải ngỡ ngàng khi đặt chân đến
Có những hành động phù hợp ở nước này, nhưng quốc gia khác thì không. Thậm chí, bạn có thể nhận lại những ánh nhìn lạnh nhạt từ dân địa phương.
- 13-05-20207 quy tắc sống còn của đời người nhưng chỉ rất ít người hiểu hết: Bạn tự tin mình nắm được bao nhiêu?
- 12-05-2020Sự ngang ngược của công chúa Ả Rập Saudi qua lời kể của nữ trợ lý: Coi thường nhân viên với quy tắc dài 4 trang, phải làm việc tới 4 giờ sáng
- 12-05-20205 quy tắc về tiền bạc dưới đây sẽ giúp bạn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn, nhất là trong thời buổi khó khăn vì dịch bệnh
- 07-05-20209 quy tắc tiêu dùng thông minh sẽ giúp bạn có một cuộc sống thư thái, luôn rủng rỉnh tiền bạc trong thời điểm ai cũng khó khăn
Ở mỗi nền văn hóa trên thế giới, người dân lại có những phong tục, truyền thống khác nhau. Sự khác biệt ấy rõ ràng đến mức có những điều ở quốc gia này là bình thường, nhưng ở nước khác lại cực lạ, thậm chí có thể phải nhận ánh nhìn khó chịu từ người dân địa phương.
Dưới đây là một số hành động như vậy. Đọc ngay để tránh phải rơi vào tình cảnh "shock văn hóa" khi đi nước ngoài nhé.
1. Tiền bo (tip)
Việc gửi lại tiền bo cho các nhân viên ngành dịch vụ - như bồi bàn hoặc tài xế taxi... là một nét văn hóa khá đặc trưng - đôi khi là bắt buộc - tại nhiều quốc gia, đặc biệt là phương Tây. Nó thể hiện sự hào phóng của khách hàng, đồng thời cũng là sự tôn trọng đối với người phục vụ mình.
Tuy nhiên hành động ấy có lịch sự hay không thì còn phụ thuộc vào địa điểm. Tại một số quốc gia châu Á - điển hình như Nhật Bản, việc để lại tiền tip không phải là hành động thường thấy, thậm chí là cần tránh. Trong quan niệm của người Nhật, họ được trả tiền dựa trên công sức của mình. Nếu bạn đưa thêm tiền, họ sẽ cảm thấy khá xúc phạm, giống như mình đang không được trả công đầy đủ nên mới cần thêm tiền boa.
Tại một số quốc gia ở châu Đại dương - như Úc, New Zealand và Samoa, nhân viên phục vụ cũng thường không yêu cầu tiền boa. Nhiều nơi thậm chí còn cấm khách tặng tiền cho nhân viên.
2. Văn hóa ngồi ghép bàn
Ở các nước phương Tây, việc vào ngồi chung bàn với một người xa lạ sẽ được xem là bất lịch sự. Kể cả với các nhà hàng, quán bar có bàn ngồi chung, họ vẫn cần giữ khoảng cách nhất định.
Tuy nhiên tại Nhật Bản, chuyện phải ngồi ghép bàn là rất thường xuyên, đặc biệt là trong thời điểm quán ăn đông khách.
3. Hôn má
Tại các nước thuộc khu vực Mỹ Latin, người dân thường chào hỏi bằng cách hôn lên má. Tuy nhiên, nó chỉ được áp dụng khi giới tính khác biệt, hoặc giữa phụ nữ với nhau mà thôi. Đàn ông "thơm má" nhau được xem là không phù hợp.
Nhưng ở Trung Đông và một vài quốc gia ở Bắc Phi - như Israel và Ai Cập, hôn má lại là cách đàn ông chào nhau, trong khi nam nữ hôn nhau nơi công cộng có thể xem là phạm pháp.
Đây cũng là cách chào nhau giữa bạn bè tại các nước Nam Âu, dù cũng có một số điểm khác biệt. Chẳng hạn như tại Ý và Pháp, nam giới có thể thơm má để chào nhau, nhưng ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha thì chỉ thực hiện khi giới tính khác biệt thôi.
4. Chuyện ăn uống khi làm khách
Quy tắc làm khách ở những quốc gia khác nhau dĩ nhiên là khác nhau, đặc biệt là chuyện ăn uống.
Chẳng hạn như tại Trung Quốc, việc ăn sạch sẽ những gì gia chủ dọn ra có thể là dấu hiệu cho thấy bạn còn đói, ăn chưa đủ no (và họ sẽ nhồi bạn ăn tiếp đấy). Còn tại Ấn Độ và Nhật Bản, việc ăn không hết lại mang ý xúc phạm, cho thấy đồ ăn không ngon.
5. Chuyện khỏa thân
Tương tự, mỗi quốc gia lại có quy định khác nhau về vấn đề này. Tại Singapore, khỏa thân nơi công cộng là bất hợp pháp, thậm chí đôi đôi khi khỏa thân ở nhà cũng bị phạt tiền (nếu để cảnh tượng ấy lọt vào mắt hàng xóm).
Một số quốc gia khác lại khá thoải mái trong chuyện này. Như Hungary, người dân thậm chí sẵn sàng lột phăng đồ tại bể bơi mà hoàn toàn không có vấn đề gì cả.
6. Dùng chung bát đũa
Các quốc gia Á Đông rất trọng văn hóa chia sẻ: thường ăn chung trong một đĩa lớn với cả bàn. Phương Tây thì ngược lại, mỗi người sẽ có một suất ăn riêng.
7. La hét
Tại Trung Quốc, việc la hét, thậm chí là cáu gắt nơi công cộng là hoàn toàn bình thường. Như lúc đi ăn, thực khách có thể kêu thật to để gọi nhân viên phục vụ. Nhưng ở các nước phương Tây, hành động này sẽ bị xem là bất lịch sự, thiếu tôn trọng với nhân viên và những người xung quanh.
Nguồn: BS, VT.Co
Trí thức trẻ