Thêm khoản chi không hoàn lại khi bảo hộ công dân ở nước ngoài
Ảnh minh hoạ.
Bộ Tài chính ban hành Thông tư 110/TT-BTC quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài, có hiệu lực thi hành từ ngày 26/1/2022.
- 15-08-2021Việt Nam công bố đường dây nóng bảo hộ công dân tại Afghanistan
- 24-02-2020Bộ Ngoại giao: Khẩn trương triển khai các biện pháp bảo hộ công dân Việt Nam tại Hàn Quốc
- 29-12-2018Thủ tướng yêu cầu triển khai ngay các biện pháp bảo hộ công dân Việt Nam tại Ai Cập
Thông tư quy định các nội dung chi không hoàn lại cho các hoạt động trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài gồm:
- Chi phí cho cán bộ của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài đi công tác phục vụ nhiệm vụ bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài;
Đi thăm lãnh sự để tìm hiểu tình hình đối với các trường hợp công dân bị bắt, bị tạm giam, tạm giữ, bị xét xử, tù đày các khoản sau:
Tiền vé máy bay, tàu xe đi lại, tiền xăng dầu, tiền công tác phí theo chế độ quy định tại Thông tư 07/2020/TT-BTC ngày 03/02/2020.
- Chi cước phí thông tin liên lạc, cước phí bưu điện gửi tài liệu bảo hộ công dân;
Chi mời cơm, tặng quà cho cơ quan, tổ chức của chính quyền nước sở tại nhằm giải quyết thuận lợi các vụ việc bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài theo quy định tại Thông tư 07/2020/TT-BTC ngày 03/02/2020. (Nội dung mới bổ sung)
Chi trợ giúp những trường hợp công dân đặc biệt khó khăn, bị mắc bệnh hiểm nghèo, trợ giúp các khoản chi phí đưa công dân là nạn nhân của tội phạm mua bán người về nước: Trợ giúp những trường hợp công dân đặc biệt khó khăn, khi tự họ và gia đình họ không có khả năng tài chính để khắc phục, các khoản chi phí di chuyển tại nước sở tại; chi phí lương thực, thực phẩm, nơi ở tạm thời và nhu yếu phẩm cần thiết khác. Mức chi theo chứng từ chi thực tế đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
Những trường hợp công dân bị mắc bệnh hiểm nghèo (danh mục các bệnh hiểm nghèo theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam), tử vong, bị tai nạn nghiêm trọng nguy cơ đến tính mạng, khi tự họ và gia đình họ không có khả năng tài chính để khắc phục; hoặc các trường hợp gặp rủi ro nghiêm trọng cần bảo hộ (chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, khủng bố), nếu cần trợ giúp thêm chi phí phương tiện về nước và các chi phí khác có liên quan thì cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài báo cáo đơn vị trong nước được Bộ Ngoại giao giao nhiệm vụ thực hiện công tác bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài để báo cáo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao xem xét quyết định đối với từng trường hợp cụ thể và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Theo Thông tư, chi tạm ứng tiền mua vé phương tiện về nước, chi trả các khoản chi phí về đảm bảo y tế (bao gồm viện phí và các chi phí khác liên quan đến đảm bảo y tế), chi phí cư trú tạm thời và các chi phí khác cho công dân trong các trường hợp:
Đương sự có đặt cọc hoặc bảo lãnh của gia đình, thân nhân, tổ chức trong nước, chủ tàu đưa ngư dân, người lao động đi làm việc và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản.
Trong trường hợp đặc biệt khẩn cấp, nếu đương sự không có đặt cọc hoặc bảo lãnh của gia đình, thân nhân, tổ chức trong nước, chủ tàu đưa ngư dân, người lao động đi làm việc, thì đương sự phải có cam kết hoàn trả các chi phí tạm ứng cho đơn vị trong nước được Bộ Ngoại giao giao nhiệm vụ thực hiện công tác bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam ở nước ngoài. Thủ trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, căn cứ theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, xem xét quyết định chi tạm ứng đối với từng trường hợp đặc biệt khẩn cấp cụ thể.
Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài chỉ được chi tạm ứng sau khi đương sự có các biện pháp đặt cọc, bảo lãnh, cam kết quy định.
Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 26/1/2022.