Thêm tín hiệu xấu cho kinh tế Trung Quốc: Chỉ số giá sản xuất giảm sâu
Chỉ số giá sản xuất suy giảm sẽ ảnh hưởng đến sức mạnh định giá của các nhà sản xuất và vì Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, kinh tế toàn cầu có thể rơi vào cảnh giảm phát.
- 08-09-2019Không phải thuế quan, đây mới là điều quan trọng nhất khiến Trung Quốc và Mỹ muốn tái khởi động đàm phán vào tháng 10
- 08-09-2019Trung Quốc bơm tiền "khủng" để thúc đẩy kinh tế
- 08-09-2019Ngành du lịch Đông Nam Á gặp khó vì khách Trung Quốc đột ngột giảm
Chỉ số giá sản xuất của Trung Quốc tiếp tục rơi vào trạng thái giảm sâu, báo hiệu nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ tiếp tục suy giảm trong những tháng tới, đe dọa sẽ làm tăng thêm áp lực giảm phát cho nền kinh tế toàn cầu.
Theo con số chính thức được công bố sáng nay (10/9), chỉ số giá sản xuất (PPI) tháng 8 giảm 0,8% so với 1 năm trước. Trong khi đó chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 2,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chỉ số CPI đã đến gần mức mục tiêu 3% trong khi PPI giảm sâu hơn nữa.
Chỉ số giá sản xuất suy giảm sẽ ảnh hưởng đến sức mạnh định giá của các nhà sản xuất và vì Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới, kinh tế toàn cầu có thể rơi vào cảnh giảm phát. Tuần trước NHTW Trung Quốc đã thông báo các biện pháp kích thích mới trong đó có cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Tuy nhiên các chuyên gia kinh tế cho rằng như thế là chưa đủ.
Theo Victor Shih, giáo sự tại ĐH California, các doanh nghiệp và người lao động ở những ngành nhạy cảm với xuất khẩu như chế tạo máy và thiết bị IT sẽ đặc biệt cảm nhận rõ nét ảnh hưởng của CPI dương và PPI âm. Trong khi chiến tranh thương mại đang khiến môi trường kinh doanh trở nên khó khăn, họ cũng đang chịu áp lực phải tăng lương cho công nhân vì giá thực phẩm tăng cao. Điều này dẫn đến các khó khăn về mặt tài chính.