MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thí nghiệm "Mắt xanh - mắt nâu" đặc biệt của cô giáo: Từng khiến học sinh đánh đấm, khinh miệt nhau nhưng cuối cùng được cả thế giới tung hô

08-08-2020 - 11:14 AM | Sống

Dù đã hơn 5 thập kỷ trôi qua nhưng thí nghiệm của cô Jane Elliott vẫn phản ánh rõ ràng và đúng đắn thực trạng ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Một ngày sau khi xảy ra vụ ám sát mục sư Martin Luther King cũng là một nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng, vào năm 1968, cô giáo Jane Elliott đã thay đổi giáo án giảng dạy ở trường tại Riceville, Iowa, Mỹ. Cô quyết tâm dạy cho các em học sinh lớp 3 của mình hiểu được rằng con người không thể đánh giá bất cứ ai nếu như không đứng ở vị trí của họ. Để làm được điều đó, cô Jane đã nghĩ ra một thí nghiệm vô cùng thú vị mà đến nay vẫn thường xuyên được nhắc đến.

Thí nghiệm Mắt xanh - mắt nâu đặc biệt của cô giáo: Từng khiến học sinh đánh đấm, khinh miệt nhau nhưng cuối cùng được cả thế giới tung hô - Ảnh 1.
Thí nghiệm Mắt xanh - mắt nâu đặc biệt của cô giáo: Từng khiến học sinh đánh đấm, khinh miệt nhau nhưng cuối cùng được cả thế giới tung hô - Ảnh 2.

Khi đó, cô Jane đã chia lớp của mình thành 2 nhóm dựa vào màu mắt của chúng: mắt xanh và mắt nâu. Sự khác biệt thật sự giữa 2 nhóm học sinh này là nhóm mắt xanh có ít melanin hơn nhóm mắt nâu (melanin là chất có ảnh hưởng đến màu mắt và màu da). Cô Jane đã nói với các em rằng có nhiều melanin đồng nghĩa với việc chúng sẽ thông minh và sạch sẽ hơn.

Sau đó, cô Jane bắt đầu đảo ngược các quy tắc, giành toàn bộ đặc quyền cho nhóm mắt nâu. Thí nghiệm của cô Jane phát huy tác dụng khi các em học sinh bắt đầu hành xử khác đi: Những đứa trẻ mắt xanh cảm thấy tự ti, thấp kém hơn trong khi các em sở hữu đôi mắt nâu thì tự thấy mình vượt trội. Học sinh mắt nâu giành chiếm sân chơi và những đứa trẻ thuộc nhóm còn lại thì chỉ dám quanh quẩn ở góc khuất trong sự xấu hổ.

Thí nghiệm Mắt xanh - mắt nâu đặc biệt của cô giáo: Từng khiến học sinh đánh đấm, khinh miệt nhau nhưng cuối cùng được cả thế giới tung hô - Ảnh 3.

Cảm thấy thích thú với kết quả này, cô Jane bắt đầu đảo ngược thí nghiệm. Lúc này, cô nhận thấy rằng nhóm mắt xanh trở thành những thủ lĩnh mới, chúng cư xử bớt thô lỗ hơn so với nhóm mắt nâu, có lẽ bởi vì chúng đã trải qua cảm giác bị phân biệt đối xử.

Thí nghiệm xã hội đầy sáng tạo của cô Jane đã cho thấy bản chất thật sự của con người rằng con người rất cả tin và sẽ phân biệt đối xử nếu như việc này giúp họ nâng cao cái tôi. Bài học về phân biệt chủng tộc của cô Jane đã tạo ra ảnh hưởng rất lớn đối với học sinh của cô. Cuối thí nghiệm, những đứa trẻ cảm thấy rất nhẹ nhõm và ôm chầm lấy nhau, cùng đồng ý rằng mọi người không nên bị đánh giá qua vẻ ngoài. Thí nghiệm này đã được áp dụng nhiều lần và luôn cho ra kết quả tương tự.

"Tôi được sinh ra vào năm 1933, khi Adolf Hitler và Franklin Roosevelt đang nắm quyền. Tôi vẫn nhớ như in những gì Đức Quốc Xã đã làm từ năm 1933 đến năm 1945 và tôi nhìn thấy điều tương tự đang xảy ra ở đất nước này, nơi màu da vẫn là một chủ đề rất được quan tâm" - cô Jane nhớ lại.

Thí nghiệm Mắt xanh - Mắt nâu giúp cô Jane nổi tiếng khắp nước Mỹ và được mời đến nhiều sự kiện để diễn thuyết. Dù được thực hiện hơn 5 thập kỷ về trước nhưng thí nghiệm vẫn phản ánh rõ ràng và đúng đắn thực trạng ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Thí nghiệm Mắt xanh - mắt nâu đặc biệt của cô giáo: Từng khiến học sinh đánh đấm, khinh miệt nhau nhưng cuối cùng được cả thế giới tung hô - Ảnh 4.

Giờ đây, ở tuổi 86, bà Jane cảm thấy mọi thứ mình làm đều xứng đáng và bà không có ý định ngưng công tác giáo dục mọi người. Bà chỉ dừng lại khi tất cả mọi người hiểu được rằng phân biệt chủng tộc là một vấn đề rất dễ nhìn thấy và khắc phục.

Bà Jane muốn mọi người loại bỏ ý nghĩ về sự khác biệt về chủng tộc. Khi ai cũng nhận ra rằng con người đều có chung điểm xuất phát thì sẽ không ai đòi hỏi những sự đối xử đặc biệt hơn.

"Khi nào tôi sẽ dừng lại? Đó là khi những kẻ phân biệt chủng tộc dừng lại. Tôi có đang phải làm một công việc này cả đời không? Tôi e là vậy" - bà Jane nói với New York Times.

Thí nghiệm Mắt xanh - mắt nâu đặc biệt của cô giáo: Từng khiến học sinh đánh đấm, khinh miệt nhau nhưng cuối cùng được cả thế giới tung hô - Ảnh 5.

(Nguồn: Quora, Ny Times)

Theo Imacho

Pháp luật & Bạn đọc

Trở lên trên