Thị trường bất động sản Hà Nội và TP.HCM đang đi hướng ngược chiều nhau
Đây là thông tin được đưa ra tại Báo cáo ngành bất động sản - Giá nhà đất tăng trên diện rộng do Vndirect Rearch vừa phát hành.
- 05-06-2021Bình Định siết chặt quản lý thị trường bất động sản
- 04-06-20212 kịch bản của thị trường bất động sản từ nay đến cuối năm
- 04-06-2021Đại dịch Covid, kế hoạch kiểm tra công tác quản lý thị trường bất động sản tại Bắc Giang, Long An, Thanh Hóa... sẽ điều chỉnh
Theo đó, tại báo cáo trên, Vndirect đưa ra số liệu cho thấy đang có sự ngược chiều tại thị trường bất động sản giữa Hà Nội và TP.HCM.
Cụ thể, trong quý 1 vừa qua, nguồn cung căn hộ mới tại TP.HCM giảm mạnh 52,9% so với cùng kỳ xuống còn 1.709 căn; dẫn đến lượng căn hộ tiêu thụ giảm 30,9% so với cùng kỳ (2.624 căn). Theo quan sát, đây là quý thứ 5 liên tiếp TP.HCM không có nguồn cung mới ở phân khúc bình dân.
Tỷ lệ hấp thụ vụt lên 153,5% trong quý 1/2021, tăng 77,0 điểm % so với quý trước, cho thấy nhu cầu nhà ở vẫn đang ở mức cao. Giá trung bình căn hộ sơ cấp quý 1 tăng 2,9% so với quý trước, tăng 14,6% so với cùng kỳ đạt 2.219 USD/m2.
Điều đáng nói là trong khi lượng căn hộ tiêu thụ tại TP.HCM ảm đạm thì tại thị trường Hà Nội sức hấp thụ căn hộ lại đang phục hồi đáng kể.
Theo báo cáo, trong quý vừa qua, lượng căn hộ tiêu thụ tại Hà Nội phục hồi mạnh mẽ và có mức tăng mạnh tới 169,7% so với cùng kỳ lên 4.152 căn, nhờ nguồn cung mới tăng đáng kể 93,7% so với cùng kỳ (4.421 căn).
Phân khúc trung cấp tiếp tục thống lĩnh thị trường với số căn mới tăng 447,7% so với cùng kỳ lên 3.527 căn, chiếm 79,8% nguồn cung mới. Tỷ lệ hấp thụ vẫn duy trì ở mức tích cực 93,9% (giảm 3,4 điểm % so với quý trước). Giá trung bình căn hộ sơ cấp tăng 3,5% so với quý trước và tăng 7,0% so với cùng kỳ lên 1.461 USD/m2.
Theo báo cáo, không chỉ có phân khúc căn hộ chung cư ở Hà Nội ngược chiều so với TP.HCM mà ngay cả phân khúc nhà xây sẵn ở 2 thành phố này cũng có sự đối lập.
Số liệu được đưa ra trong báo cáo cho thấy, trong quý 1 vừa qua, nguồn cung mới nhà xây sẵn tại TP.HCM giảm 51,0% so với cùng kỳ xuống chỉ 170 căn, kéo lượng giao dịch giảm 75,2% so với cùng kỳ.
Ngược lại, nguồn cung mới tại Hà Nội phục hồi ấn tượng (tăng 714,5% so với cùng kỳ đạt 393 căn) và số lượng giao dịch tăng 106,0% so với cùng kỳ lên khoảng 300 căn. Do tình trạng thiếu hụt nguồn cung mới, giá sơ cấp tăng 4,0 - 7,0% so với cùng kỳ tại TP.HCM trong khi Hà Nội ghi nhận mức giá bán trung bình cao nhất trong 4 năm qua lên tới 5.628 USD/m2.
Đáng chú ý, tại báo cáo vừa phát hành, đề cập đến "cơn sốt" đất thời gian vừa qua, Vndirect cũng đưa ra số liệu cho thấy giá đất tại Hà Nội và TP.HCM tăng đột biến. Cụ thể, giá đất tăng đột biến tại Đông Anh (tăng 75,5% so với cùng kỳ), Thanh Trì (tăng 25,6% so với cùng kỳ), Củ Chi (tăng 27,7% so với cùng kỳ), Hóc Môn (tăng 21,1% so với cùng kỳ).
“Giá đất trong những khu vực này tăng mạnh chủ yếu do công bố dự thảo quy hoạch sông Hồng và đề xuất đưa 5 huyện Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi và Cần Giờ lên quận, song song với đề xuất thành lập thành phố Tây Bắc gồm Củ Chi và Hóc Môn”, báo cáo cho biết.
BizLive