Thị trường bất ngờ tăng tốc thời điểm đầu năm, không ít các nhà đầu tư đã "lỡ tàu"
Dù thị trường liên tiếp tăng điểm nhưng các nhà đầu tư mới vẫn phải lưu ý về những sự kiện quan trọng như: các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung, động thái của Fed trong việc nâng lãi suất và diễn biến của nền kinh tế.
- 14-02-2019Giới đầu tư kì vọng vào thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung, phố Wall tiếp tục khởi sắc
- 22-01-2019Nhà đầu tư rút lui, giới kinh doanh máy "đào" tiền ảo khốn đốn
- 17-02-2019[Quy tắc đầu tư vàng] Kiên trì 4 năm lỗ không nản, "baby Buffett" Bill Ackman đạt tỷ suất lợi nhuận 25% chỉ trong 6 tuần đầu năm 2019
Cần rất nhiều điều thuận lợi phải diễn ra để thị trường có diễn biến khởi sắc nhất trong vòng 32 năm qua. Xét cho cùng, mức tăng hơn 10% của S&P 500 trong năm nay đã khả quan hơn nhiều so với những gì chỉ số này chứng kiến trong cả năm 2018 .
Tuy nhiên, thị trường "con bò" trong những năm gần đây cho thấy rằng việc đạt được mức tăng vượt trội là hoàn toàn có tiềm năng. Năm 2017, thị trường chứng kiến mức tăng 17%, năm 2013 là 29,6% và năm 2009 là thời điểm kết thúc của cuộc khủng hoảng, theo đó S&P 500 đã tăng 23,4%.
Diễn biến của chỉ số S&P 500 mỗi năm (Nguồn: FactSet).
Dẫu vậy, đối với những nhà đầu tư đang có ý định đầu tư và dự định kiếm tiền trong thời điểm này thì phải lưu ý những sự kiện: những tiến bộ trong đàm phán thương mại Mỹ - Trung, Cục Dự trữ Liên bang (Fed) tiếp tục "kiên nhẫn" trong việc tăng lãi suất và nền kinh tế cùng lợi nhuận doanh nghiệp có những dấu hiệu khả quan.
Thị trường đã trải qua những biến động mạnh trong quý IV của năm 2018, được "châm ngòi" bởi nỗi lo Fed nâng lãi suất và dẫn đến cơn sóng bán tháo kinh hoàng, khiến Phố Wall chứng kiến đêm Giáng sinh tồi tệ nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, đà tăng từ đầu năm 2019 tới nay có thể báo hiệu cho một năm "tốt đẹp" tới đây.
Jim Paulsen, chiến lược gia đầu tư của Tập đoàn Leutkeep, cho biết: "Những gì bạn đang chứng kiến là không phổ biến. Nhưng đà tăng bất ngờ của tháng 1 cũng tương tự như những gì diễn ra hồi tháng 12 năm ngoái. Tôi không nhớ rằng liệu có tháng 12 khác nào trong 36 năm làm nghề của tôi như vậy không. Thật kỳ lạ là tháng 1 cũng tương tự như vậy, nhưng tôi không nghĩ hai thời điểm này có liên quan đến nhau."
Paulsen nhận thấy một số yếu tố thúc đẩy triển vọng cho thị trường đó là kích thích tài chính và tiền tệ, định giá cổ phiếu hợp lý hơn và lạm phát thấp. Tuy nhiên, những trở ngại vẫn còn đó.
Thứ nhất, các công ty Mỹ có thể đối mặt với bản báo cáo lợi nhuận âm đầu tiên kể từ quý năm 2016. Việc mở rộng, giúp thúc đẩy hầu hết thị trường "con bò", có thể sắp kết thúc, đồng nghĩa với việc các công ty sẽ gặp áp lực tăng trưởng doanh thu. Các nhà đầu tư hy vọng về một nền kinh tế mạnh hơn có thể góp phần bù đắp cho những bản báo cáo lợi nhuận thấp.
John Lynch, chiến lược gia đầu tư tại LPL Financial, cho biết: "Mặc dù tốc độ tăng trưởng lợi nhuận dường như đã đạt đỉnh cho chu kì bùng nổ kinh tế đã qua, nhưng lịch sử đã cho thấy tăng trưởng kinh tế vẫn sẽ diễn ra trong vài năm sau đó và thị trường chứng khoán tiếp tục khởi sắc. Chúng tôi tin rằng triển vọng về lợi nhuận sẽ đủ mạnh để thúc đẩy đà tăng cho năm 2019" và công ty này cũng theo sát mục tiêu 3000 điểm đối với chỉ số S&P 500, ngầm định chỉ số này còn tăng thêm 9,3% nữa so với thời điểm đóng cửa phiên giao dịch hôm thứ Năm. Giá mục tiêu trung bình tại Phố Wall trong năm nay là 2950 điểm, tương đương mức tăng 7,5%.
Lindsey Bell, chiến lược gia đầu tư tại công ty nghiên cứu CFRA, cho rằng bức tranh về thị trường và các báo cáo lợi nhuận sẽ cần sự thúc đẩy từ lĩnh vực chính trị, cụ thể là một giải pháp tích cực được đưa ra sau các cuộc đàm phán thương mại của Mỹ và Trung Quốc.
Bà viết: "Việc giảm thuế quan hoặc một thoả thuận thương mại khả quan hơn dự đoán với Trung Quốc có thể nhanh chóng giúp thị trường đi lên vì theo đó tăng trưởng kinh tế và báo cáo lợi nhuận trên toàn cầu cũng khởi sắc. Một kết quả tồi tệ có thể kéo tụt thị trường và kỳ vọng tăng trưởng kinh tế cũng giảm."
Tuy nhiên, ông Paulsen lại đưa ra cảnh báo về những ảnh hưởng của các cuộc đàm phán thương mại. Tổng thống Trump đã thúc đẩy các biện pháp giảm thâm hụt thương mại của Mỹ ước tính đạt 49,3 tỷ USD trong tháng 10 năm ngoái. Nhưng Paulsen cho biết kim ngạch nhập khẩu giảm sút thường đi kèm với sự suy yếu của nền kinh tế và thị trường chứng khoán sụt giảm.
Đó là một trong những trở ngại đối với các nhà đầu tư mới. Paulsen nói: "Nếu bạn đang nắm giữ tiền mặt và muốn đầu tư hết số đó, thì chắc chắn rằng tôi sẽ khuyên bạn không làm điều đó.Tuy nhiên, tôi vẫn nghiêng về một kịch bản tích cực cho thị trường".