2014: Vẫn là thời của cổ phiếu tầm trung
Nhóm mip-cap vẫn là xu hướng lựa chọn của năm 2014 với những nhóm ngành như caosu, bảo hiểm, điện, dệt may, dầu khí, xây dựng công trình, tiêu dùng.
Dự báo về TTCK tăng trưởng tốt hơn trong năm 2014 được nhiều chuyên gia, tổ chức nhận định. Thị trường tốt mới là điều kiện cần và điều kiện đủ để kiếm được lợi nhuận khi đầu tư là lựa chọn đúng CP. Vậy đâu là những CP có cơ hội giúp NĐT kiếm lời trong năm nay?
Nhìn lại năm 2013 có thể thấy dòng tiền đầu tư lựa chọn CP cũng theo khung thời gian nhất định. Các quý I,II và IV là thời gian thuận lợi cho việc đầu tư. Nhóm CP nhận được sự quan tâm trong năm 2013 gồm bluechips và mid-cap.
Ví dụ các CP của Tập đoàn Bảo Việt - BVH, CTCP Nhiệt điện Phả Lại - PPC hay REE của CTCP Cơ điện lạnh REE,HPG của Tập đoàn Hòa Phát... Ngoài ra nhóm CP bluechips trong danh mục đầu tư của khối ngoại như MSN hay VIC luôn được giữ giá khá ổn định và tại những thời điểm củng cố tâm lý cho các NĐT nhỏ thì các CP này đều tăng trưởng mạnh, khiến cho chỉ số chính VN-Index không điều chỉnh quá sâu.
Nhiều khả năng diễn biến của nhóm CP bluechips trong năm 2014 sẽ tương tự như năm 2013 và mức tăng trung bình có thể từ 20-30%. Đây là những CP phù hợp cho những NĐT không ưa mạo hiểm, phong cách đầu tư dài hạn, yêu cầu thanh khoản tốt.
Tuy nhiên, để việc đầu tư vào các CP bluechips hiệu quả đòi hỏi nguồn vốn không nhỏ do thị giá các CP này đều khá cao so với mặt bằng chung thị trường. Trong nhóm bluechips có các CP ngành NH với đặc thù riêng.
Trước hết, với nhóm các CP NH thì khó khăn vẫn chưa qua, thậm chí tại một số NH giai đoạn 2014 - 2015 là thời gian cơ cấu, củng cố lại bộ máy sau thời kỳ đầu của tái cấu trúc, hợp nhất, sáp nhập. Do vậy, kỳ vọng về tăng trưởng đột phá của CP NH là rất thấp.
Hơn nữa, vấn đề trọng yếu của NH là xử lý nợ xấu mặc dù đã có kết quả bước đầu nhờ vào VAMC nhưng chưa có chuyển biến rõ rệt. NHNN cho biết tỉ lệ nợ xấu đã giảm xuống dưới mức 4% tuy nhiên thực chất các khoản nợ đang được cơ cấu lại theo quyết định 780.
Nợ xấu nếu không thể xử lý dứt điểm thì càng lâu sẽ càng trở nên xấu hơn và nguy cơ mất vốn tăng cao. Do vậy, lựa chọn các CP bluechips giảm rủi ro nhưng các NĐT cũng cần chú ý tới nhóm CP NH. Thực tế, một số CP NH đã không có mức tăng như các bluechips mà chủ yếu đi ngang.
Tâm điểm chú ý trong năm 2013 của các NĐT nhỏ, NĐT cá nhân nằm ở nhóm mip-cap và đây cũng vẫn là xu hướng lựa chọn của năm 2014 với những nhóm ngành như caosu, bảo hiểm, điện, dệt may, dầu khí, xây dựng công trình, tiêu dùng.
Ở những CP này khi thị trường tăng trưởng thì mức tăng có thể tính tới hàng trăm %. Ví dụ như CP TCM của CTCP dệt may đầu tư Thành công đã tăng từ khoảng 6.000 đồng/CP lên xấp xỉ 20.000 đồng/CP vào cuối năm. Sự tăng trưởng ấn tượng của TCM không chỉ nhờ thị trường diễn biến thuận lợi mà còn thông tin từ cơ hội khi Việt Nam tham gia vào Hiệp định đối tác kinh tế Xuyên Thái Bình - TPP.
Như vậy, cũng trong nhóm CP mid-cap thì NĐT cũng cần nhạy bén trong lựa chọn những CP tăng giá mạnh nhất. Ở đây cần chú ý tới những CP của các Cty cung cấp dịch vụ, hàng hóa chuyên biệt cho xã hội, hay có sản phẩm ưu việt hoặc hưởng lợi thế cạnh tranh hơn các đối thủ trong cùng ngành. Như các Cty cung cấp khí, bảo hiểm, may mặc, xây dựng công trình,...
Vì vậy, mid-cap là các CP phù hợp cho nhóm NĐT nhỏ, NĐT cá nhân có khả năng vào – ra thị trường linh hoạt, tận dụng cơ hội tốt. Nhưng thành công khi đầu tư CP mid-cap, NĐT cũng chú ý tới chu kỳ phát triển của nền kinh tế bởi tác động từ yếu tố này tới diễn biến của các CP trung bình là khá lớn.
Nhìn lại năm 2013 có thể thấy dòng tiền đầu tư lựa chọn CP cũng theo khung thời gian nhất định. Các quý I,II và IV là thời gian thuận lợi cho việc đầu tư. Nhóm CP nhận được sự quan tâm trong năm 2013 gồm bluechips và mid-cap.
Ví dụ các CP của Tập đoàn Bảo Việt - BVH, CTCP Nhiệt điện Phả Lại - PPC hay REE của CTCP Cơ điện lạnh REE,HPG của Tập đoàn Hòa Phát... Ngoài ra nhóm CP bluechips trong danh mục đầu tư của khối ngoại như MSN hay VIC luôn được giữ giá khá ổn định và tại những thời điểm củng cố tâm lý cho các NĐT nhỏ thì các CP này đều tăng trưởng mạnh, khiến cho chỉ số chính VN-Index không điều chỉnh quá sâu.
Nhiều khả năng diễn biến của nhóm CP bluechips trong năm 2014 sẽ tương tự như năm 2013 và mức tăng trung bình có thể từ 20-30%. Đây là những CP phù hợp cho những NĐT không ưa mạo hiểm, phong cách đầu tư dài hạn, yêu cầu thanh khoản tốt.
Tuy nhiên, để việc đầu tư vào các CP bluechips hiệu quả đòi hỏi nguồn vốn không nhỏ do thị giá các CP này đều khá cao so với mặt bằng chung thị trường. Trong nhóm bluechips có các CP ngành NH với đặc thù riêng.
Trước hết, với nhóm các CP NH thì khó khăn vẫn chưa qua, thậm chí tại một số NH giai đoạn 2014 - 2015 là thời gian cơ cấu, củng cố lại bộ máy sau thời kỳ đầu của tái cấu trúc, hợp nhất, sáp nhập. Do vậy, kỳ vọng về tăng trưởng đột phá của CP NH là rất thấp.
Hơn nữa, vấn đề trọng yếu của NH là xử lý nợ xấu mặc dù đã có kết quả bước đầu nhờ vào VAMC nhưng chưa có chuyển biến rõ rệt. NHNN cho biết tỉ lệ nợ xấu đã giảm xuống dưới mức 4% tuy nhiên thực chất các khoản nợ đang được cơ cấu lại theo quyết định 780.
Nợ xấu nếu không thể xử lý dứt điểm thì càng lâu sẽ càng trở nên xấu hơn và nguy cơ mất vốn tăng cao. Do vậy, lựa chọn các CP bluechips giảm rủi ro nhưng các NĐT cũng cần chú ý tới nhóm CP NH. Thực tế, một số CP NH đã không có mức tăng như các bluechips mà chủ yếu đi ngang.
Tâm điểm chú ý trong năm 2013 của các NĐT nhỏ, NĐT cá nhân nằm ở nhóm mip-cap và đây cũng vẫn là xu hướng lựa chọn của năm 2014 với những nhóm ngành như caosu, bảo hiểm, điện, dệt may, dầu khí, xây dựng công trình, tiêu dùng.
Ở những CP này khi thị trường tăng trưởng thì mức tăng có thể tính tới hàng trăm %. Ví dụ như CP TCM của CTCP dệt may đầu tư Thành công đã tăng từ khoảng 6.000 đồng/CP lên xấp xỉ 20.000 đồng/CP vào cuối năm. Sự tăng trưởng ấn tượng của TCM không chỉ nhờ thị trường diễn biến thuận lợi mà còn thông tin từ cơ hội khi Việt Nam tham gia vào Hiệp định đối tác kinh tế Xuyên Thái Bình - TPP.
Như vậy, cũng trong nhóm CP mid-cap thì NĐT cũng cần nhạy bén trong lựa chọn những CP tăng giá mạnh nhất. Ở đây cần chú ý tới những CP của các Cty cung cấp dịch vụ, hàng hóa chuyên biệt cho xã hội, hay có sản phẩm ưu việt hoặc hưởng lợi thế cạnh tranh hơn các đối thủ trong cùng ngành. Như các Cty cung cấp khí, bảo hiểm, may mặc, xây dựng công trình,...
Vì vậy, mid-cap là các CP phù hợp cho nhóm NĐT nhỏ, NĐT cá nhân có khả năng vào – ra thị trường linh hoạt, tận dụng cơ hội tốt. Nhưng thành công khi đầu tư CP mid-cap, NĐT cũng chú ý tới chu kỳ phát triển của nền kinh tế bởi tác động từ yếu tố này tới diễn biến của các CP trung bình là khá lớn.