MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

ANZ thoái vốn khỏi SSI, ai sẽ là người thay thế?

Theo ông David C.Kadarauch, trưởng phòng phân tích của ACBS, việc ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch SSI mua lại cổ phần của ANZ để nắm quyền kiểm soát quá trình bán lại cổ phần này cho một nhà đầu tư chiến lược khác.

Ngày 3/10/2014, bản tin Cafe sáng của Công ty chứng khoán ACBS có đánh giá về việc ANZ thoái vốn khỏi SSI trong đó có nhắc đến việc nếu ANZ ra đi ai sẽ là người thay thế tại SSI.

Chúng tôi đã liên hệ với ông David C.Kadarauch, trưởng phòng phân tích của ACBS nhân sự kiện này. Ông David C.Kadarauch trước đó đã có thời gian làm việc tại bộ phận IB của SSI.

Bản tin Morning Café ngày 3/10/2014 của ACBS có đề cập đến việc ANZ thoái vốn khỏi SSI, ý kiến của ông về việc Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng quyết định mua lại cổ phần SSI từ ANZ như thế nào?

Tôi nghĩ việc ông Hưng mua lại là rất phù hợp để ông ấy nắm quyền kiểm soát quá trình bán lại cổ phần này cho một nhà đầu tư chiến lược khác. Tuy nhiên, nếu nguồn tin không chính thức đồn thổi việc ông Hưng mua cao hơn 30% so với giá thị trường là đúng thì tôi chưa hiểu rõ vì sao ông ấy chịu trả một số tiền lớn như thế.

Đứng trên góc độ đầu tư, nếu ANZ bán cổ phiếu trên sàn, giá cổ phiếu SSI giảm xuống thì ông Hưng sẽ tiết kiệm được chi phí vốn nếu muốn tăng tỷ lệ sở hữu tại SSI. Theo quan điểm của ông, tại sao ông Hưng lại mua vào từ ANZ thay vì đi kiếm các cổ đông nước ngoài khác?

Tôi nghĩ câu trả lời ở đây là ông Hưng rất chú trọng vào hình ảnh và sự kiểm soát của mình tại SSI, cuộc chuyển nhượng giữa ông ấy và ANZ sẽ tránh được việc ảnh hưởng tới thị trường và từ đó làm cho ông ấy trở nên mạnh mẽ và có thể kiểm soát được tình hình. Ông ấy có thể nghĩ là sự mất ổn định về giá sẽ ảnh hưởng tới hình ảnh của SSI cũng như hình ảnh của chính ông ấy.

Đứng trên quan điểm công ty chứng khoán bạn, theo ông sức cạnh tranh của SSI ra sao sau khi đối tác ngoại ANZ đã rút đi?

SSI là một công ty có tiềm lực tài chính mạnh, nhưng công ty này vẫn chưa hoạt động theo các tiêu chuẩn tốt nhất thế giới. SSI có thể duy trì là một trong các công ty chứng khoán tốt nhất Việt Nam cho đến khi nào các công ty nước ngoài chưa gia nhập thị trường này, nhưng một khi họ tới, SSI có thể yếu thế nếu họ không tái cơ cấu lại.

Cách tốt nhất để đảm bảo giá trị tương lai của doanh nghiệp này là thu hút một cổ đông chiến lược thiểu số nhưng có hệ thống tốt trong ngành chứng khoán và ngân hàng đầu tư. ANZ không phải là một tổ chức như vậy, cổ đông nắm giữ 10% cổ phần Daiwa phù hợp nhưng chưa ấn tượng, cách tốt nhất là lựa chọn một ngân hàng đầu tư phương tây hoặc là một tổ chức như CLSA.

Hiện tại khá nhiều nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có xu hướng rút vốn như ANZ thoái vốn khỏi SSI hay Vinacapital thoái vốn khỏi Bảo vệ thực vật An Giang…Theo ông điều này là vì sao?

Các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đầu tư tại Việt Nam thường gặp khó khăn để quản lý và thậm chí chỉ là gia nhập vào thị trường, do TTCK Việt Nam vừa trải qua 7 năm dài khó khăn với sự tăng trưởng kinh tế dường như rất chậm (mặc dù TTCK trong 2 năm trở lại đây đã hồi phục lại). Vì thế, kì vọng lớn nhiều năm trước đây không thành hiện thực.

Nhưng tôi không thấy đó là xu hướng cho hiện nay, cả 2 ví dụ mà bạn đưa ra đây gần như đã có những nhà đầu tư khác nhảy vào thay thế. Sự chiến thắng của hi vọng vượt trên kinh nghiệm?

Vậy theo ông dòng tiền đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam trong thời gian tới sẽ ra sao, sau khi gói nới lỏng định lượng QE3 của Mỹ sẽ chấm dứt vào tháng 10 tới đây?

Môi trường kinh doanh tại các thị trường mới nổi và thị trường biên nhìn chung sẽ khó khăn hơn sau việc tăng lãi suất tại Mỹ tới đây. Những quốc gia đứng vững trong thời gian này là những nơi thực hiện thành công việc cải cách cơ cấu.

Việt Nam phần nào đó không bị ảnh hưởng bởi cán cân thanh toán vững chắc, nhưng vẫn cần phải có sự tập trung mạnh mẽ hơn vào việc cải cách các vấn đề như tham nhũng, xóa bỏ các doanh nghiệp sở hữu nhà nước, và cải thiện lại nền ngân hàng với những giải pháp nhận biết và giải quyết triệt để nợ xấu, và củng cố lại các ngành...

Câu hỏi cuối cùng, ông đánh giá thế nào về TTCK Việt Nam trong quý cuối cùng của năm 2014?

Xu hướng hầu như là nằm trong dự đoán của chúng ta. Điều này có nghĩa là xu hướng tăng điểm của thị trường trong 2 năm vừa qua sẽ tiếp diễn, việc đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục trỗi dậy không phải không hợp lý. Tôi cho rằng VN-index có thể đạt được 700 điểm vào cuối năm nay, và kết quả của chín tháng vừa qua cũng cho thấy đây là một mục tiêu khá hợp lý.

Xin cảm ơn ông.

Chúng tôi xin trích đăng nguyên bản tin của ACBS

ANZ ra đi, AI sẽ vào thay thế?

Việc ANZ bán hết 17% cổ phần của mình tại SSI, và giả định chấp nhận một khoản lỗ không nhỏ sau 7 năm nắm giữ cổ phiếu này, không phải là một điều đáng ngạc nhiên. Về bản chất ANZ không hoạt động mạnh trong lĩnh vực chứng khoán ở châu Á, vậy đây được coi là khoản đầu tư dài hạn không cốt lõi. Có một thông tin ngoài lề rằng ANZ đã thoái vốn với mức giá khoảng 40.000 đồng/cổ phiếu, nếu đúng là vậy thì ANZ đã bán được với mức giá cao hơn thị giá hiện tại 30%. Điều đáng suy ngẫm là tại sao ông Nguyễn Duy Hưng, chủ tịch HĐQT của SSI, lại sẵn sàng chấp nhận một mức giá cao như vậy từ một nhà đầu tư dường như không quá quan tâm đến giá bán?

Nếu tin đồn là đúng (hoặc thậm chí nếu có không đúng đi nữa) thì lượng cổ phiếu ANZ bán ra rất có thể sẽ thu hút một nhà đầu tư chiến lược khác. Đó có thể là Daiwa, khi mà Daiwa đang sở hữu 10% cổ phần của SSI và có một công ty con đang hoạt động tích cực trong ngành chứng khoán tại châu Á. Việc Daiwa muốn nâng tỷ lệ sở hữu tại SSI lên trên 20% nhằm củng cố mối quan hệ lâu dài với công ty chứng khoán dẫn đầu về thị phần này nghe có vẻ hợp lý. Sở hữu hơn 20% cổ phần có thể đảm bảo cho họ giành được quyền kiểm soát trong một tương lai nào đó, khi mà ngài chủ tịch trở nên chán việc và muốn thoái hết số cổ phần của mình.

Nhưng hiện tại, liệu việc nâng sở hữu của Daiwa lên 20% có làm SSI tạo được lợi thế cạnh tranh nào trên thị trường chứng khoán không? Không hẳn – Daiwa không phải và hình như chưa từng được đề cập đến như một công ty chứng khoán hàng đầu tại châu Á. Cho dù có nắm giữ một lượng cổ phần nhỏ hơn thì ngài chủ tịch dường như vẫn sẽ nắm quyền kiểm soát như hiện tại. Vì thế các công ty chứng khoán khác cũng không cần phải lo lắng lắm, đó là Daiwa chứ không phải CLSA.

Đối với cổ phiếu SSI, danh mục tự doanh là thứ NĐT cần nhìn vào khi định giá cổ phiếu này, chứ không phải hoạt động môi giới thuần túy.Cái đầu tiên là mục đích chính, còn cái thứ hai chắc chỉ là vật trang trí thôi.

thanhhuong

NDH

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên