Cắt bệnh "nhờn thuốc" trên sàn chứng khoán
UBCKNN Việt Nam không có khả năng thu thập thông tin về tài khoản và giao dịch ngân hàng; không có quyền tiếp cận điện thoại, thư tín điện tử.
Kể từ năm 2010 đến nay, bình quân mỗi năm Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) phải ban hành ngót nghét cả trăm quyết định xử phạt các vi phạm hành chính trên thị trường chứng khoán (TTCK).
Điều này cho thấy quyết tâm thanh lọc thị trường của UBCKNN là rất quyết liệt. Theo đó, các hành vi vi phạm pháp luật trên thị trường chứng khoán đã được xử lý nghiêm, kịp thời và được công bố công khai.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay, các vi phạm mà UBCKNN phát hiện mới tập trung về chế độ báo cáo, công bố thông tin của công ty đại chúng, công ty niêm yết; vi phạm về báo cáo giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ, cổ đông lớn; hành vi thao túng cổ phiếu; hoạt động không đúng nội dung quy định trong giấy phép... Còn các hành vi như thao túng giá cổ phiếu; “nội gián”… thì chưa bị phanh phui nhiều.
Một trong những nguyên nhân được chỉ ra đó là thẩm quyền của UBCKNN trong công tác thanh tra, giám sát hiện nay còn hạn chế. Vì khác với Ủy ban chứng khoán các nước, UBCKNN Việt Nam không có khả năng thu thập thông tin về tài khoản và giao dịch ngân hàng; không có quyền tiếp cận điện thoại, thư tín điện tử. Do vậy, thời gian qua UBCKNN gặp nhiều khó khăn trong công tác xác minh, xử lý các vụ việc giao dịch nội gián và thao túng thị trường.
Mặc khác, Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2013 nhưng trong quá trình triển khai đã gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt áp dụng xử phạt trong lĩnh vực chứng khoán.
Ngoài ra, UBCKNN bị hạn chế về thẩm quyền cũng như lực lượng (chưa có hệ thống ngành dọc tại các tỉnh, thành phố) nên việc xác minh tại chỗ các thông tin liên quan đến đối tượng vi phạm như: Thông tin về nơi làm việc, thông tin về tài khoản ngân hàng hoặc thông tin về tài sản của đối tượng vi phạm để phục vụ cho việc xem xét áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của Ủy ban gặp rất nhiều khó khăn.
Điều này dẫn tới tình trạng “nhờn thuốc” trong việc ngăn chặn các vi phạm trên TTCK. Và điệp khúc “phạt cho tồn tại” vẫn tiếp diễn bởi các chủ thể vi phạm sẵn sàng bỏ ra vài chục triệu đồng để nộp phạt và số tiền này không “thấm” vào đâu so với những khoản kếch xù mà các đối tượng này đã bỏ túi.
Chính vì vậy, để cắt cơn bệnh nhờn thuốc này, đảm bảo tính răn đe trên TTCK, vào cuối năm 2013, UBCKNN, Bộ Tài chính đề xuất với Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao về việc bổ sung thẩm quyền khởi tố, điều tra ban đầu cho UBCKNN đối với 3 tội danh như: Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán, tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán và tội thao túng giá chứng khoán vào dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi.
Đề xuất trên của Bộ Tài chính không ngoài mục đích nâng cao quyền hạn của UBCKNN (hiện mới chỉ dừng ở phạt và xử lý hành chính đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm. Trường hợp nghiêm trọng thì chuyển sang cơ quan Công an điều tra, xử lý).
Điều này cho thấy quyết tâm thanh lọc thị trường của UBCKNN là rất quyết liệt. Theo đó, các hành vi vi phạm pháp luật trên thị trường chứng khoán đã được xử lý nghiêm, kịp thời và được công bố công khai.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay, các vi phạm mà UBCKNN phát hiện mới tập trung về chế độ báo cáo, công bố thông tin của công ty đại chúng, công ty niêm yết; vi phạm về báo cáo giao dịch cổ phiếu của cổ đông nội bộ, cổ đông lớn; hành vi thao túng cổ phiếu; hoạt động không đúng nội dung quy định trong giấy phép... Còn các hành vi như thao túng giá cổ phiếu; “nội gián”… thì chưa bị phanh phui nhiều.
Một trong những nguyên nhân được chỉ ra đó là thẩm quyền của UBCKNN trong công tác thanh tra, giám sát hiện nay còn hạn chế. Vì khác với Ủy ban chứng khoán các nước, UBCKNN Việt Nam không có khả năng thu thập thông tin về tài khoản và giao dịch ngân hàng; không có quyền tiếp cận điện thoại, thư tín điện tử. Do vậy, thời gian qua UBCKNN gặp nhiều khó khăn trong công tác xác minh, xử lý các vụ việc giao dịch nội gián và thao túng thị trường.
Mặc khác, Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2013 nhưng trong quá trình triển khai đã gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt áp dụng xử phạt trong lĩnh vực chứng khoán.
Ngoài ra, UBCKNN bị hạn chế về thẩm quyền cũng như lực lượng (chưa có hệ thống ngành dọc tại các tỉnh, thành phố) nên việc xác minh tại chỗ các thông tin liên quan đến đối tượng vi phạm như: Thông tin về nơi làm việc, thông tin về tài khoản ngân hàng hoặc thông tin về tài sản của đối tượng vi phạm để phục vụ cho việc xem xét áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của Ủy ban gặp rất nhiều khó khăn.
Điều này dẫn tới tình trạng “nhờn thuốc” trong việc ngăn chặn các vi phạm trên TTCK. Và điệp khúc “phạt cho tồn tại” vẫn tiếp diễn bởi các chủ thể vi phạm sẵn sàng bỏ ra vài chục triệu đồng để nộp phạt và số tiền này không “thấm” vào đâu so với những khoản kếch xù mà các đối tượng này đã bỏ túi.
Chính vì vậy, để cắt cơn bệnh nhờn thuốc này, đảm bảo tính răn đe trên TTCK, vào cuối năm 2013, UBCKNN, Bộ Tài chính đề xuất với Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao về việc bổ sung thẩm quyền khởi tố, điều tra ban đầu cho UBCKNN đối với 3 tội danh như: Tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán, tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán và tội thao túng giá chứng khoán vào dự thảo Bộ luật Tố tụng hình sự sửa đổi.
Đề xuất trên của Bộ Tài chính không ngoài mục đích nâng cao quyền hạn của UBCKNN (hiện mới chỉ dừng ở phạt và xử lý hành chính đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm. Trường hợp nghiêm trọng thì chuyển sang cơ quan Công an điều tra, xử lý).
Theo Mai Ka