Chào sàn với giá 18.700 đồng, cổ phiếu BIDV đắt hay rẻ?
Sáng nay (24/1), cổ phiếu BID của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) sẽ chính thức giao dịch trên Sở GDCK Tp. Hồ Chí Minh (HOSE).
- 20-01-2014BIDV lý giải nguyên nhân lên sàn trước Tết Nguyên đán 2014
- 20-01-2014Cổ phiếu BIDV sẽ tác động như thế nào đến VN-Index?
- 20-01-201424/1/2014 chính thức giao dịch cổ phiếu BIDV, giá chào sàn 18.700 đồng/cp
- 17-01-2014HOSE chấp thuận đăng ký niêm yết hơn 2,8 tỷ cổ phiếu BIDV
Theo ước tính, năm 2013, lợi nhuận sau thuế của BIDV vào khoảng 3.900 tỷ đồng, tương đương lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) là 1.400 đồng, mức trung bình của các cổ phiếu ngân hàng.
Với mức giá chào sàn là 18.700 đồng/cp, PE của cổ phiếu BID khoảng 13,4 lần. So với các ngân hàng đang niêm yết, BID đắt giá thứ 3 chỉ sau VCB và EIB. Đồng thời, cổphiếu BID sẽ đắt hơn so với CTG, MBB, STB và ACB.
Vậy khả năng sinh lời của cổ phiếu này có hấp dẫn hơn so với cổ phiếu ngân hàng trên.
Theo tiêu chí ROE, BID đứng thứ sau MBB và STB và chỉ xấp xỉ STB. Đồng nghĩa, BID dù đắt hơn nhưng lại sinh lời kém hơn MBB, STB và cũng chỉ bằng CTG. Nếu là nhà đầu tư cơ bản và dài hạn, rõ ràng cổ phiếu MBB và STB sẽ là lựa chọn hợp lý.
Ngoài yếu tố định giá, BID còn đang có vấn đề về rủi ro nợ xấu. Trong khối ngân hàng niêm yết, nợ xấu của BID là cao nhất. Tính đến ngày 30/9, nợ xấu của BID là gần 8.000 tỷ đồng, chỉ sau VDB và Agribank.
Tính đến ngày 30/9, tỷ lệ nợ xấu của BIDV (theo Bản cáo bạch) là 2,54%
Với một số phân tích cơ bản trên, giá cổ phiếu BID là khá đắt. Tuy nhiên sẽ khó có khả năng cổ phiếu này giảm sàn hoặc mất giá liên tục bởi yếu tố thanh khoản khi có tới hơn 95% cổ phần được nắm giữ bởi cổ đông nhà nước. Trong khi đó, hiện BID đang tìm kiếm cổ đông chiến lược để bán bớt phần vốn này. Nếu để giá giảm sâu, lợi ích của vị cổ đông này cũng sẽ giảm đi đáng kể.
Theo Học Khiêm
NDH