MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chứng khoán tuần qua: Đi lên trong nghi ngờ

VN-Index 3 lần chinh phục mốc 590 bất thành nhưng với thời gian tích lũy trong nhiều phiên trước, kỳ vọng thị trường tăng điểm của nhà đầu tư trở thành hiện thực.

Vào đầu tháng 6, chúng tôi từng đặt ra câu hỏi “Thị trường đang ở cung bậc tâm lý nào?” và theo nhận định của các chuyên gia thì giai đoạn “chán nản” đã đi qua, nhưng đã đến giai đoạn “nghi ngờ” hay chưa phải chờ thời gian trả lời. Tất nhiên là khi thời gian trả lời cho chúng ta rồi, thì cơ hội kiếm lợi nhuận cao cũng càng hẹp.

Nhìn lại từ đó đến nay, sau 1 tháng, VN-Index đã đi lên trong xu hướng tăng điểm, mặc dù mức tăng này đến chủ yếu từ các Bluechips.

Sau khi tăng tốc trong tuần từ 23/06 – 27/06, tuần vừa qua có thể gọi là tuần thử thách thị trường. VN-Index 3 lần chinh phục mốc 590 bất thành nhưng với thời gian tích lũy trong nhiều phiên trước, kỳ vọng thị trường tăng điểm của nhà đầu tư trở thành hiện thực. Những người mua vào trong giai đoạn trước đã lãi và bắt đầu có tâm lý chốt lời do vẫn còn lo lắng về rủi ro chính trị. Còn về phía người mua thì vẫn tin tưởng vào những thông tin tốt lành ví dụ như kết quả kinh doanh quý 2 của các doanh nghiệp.

Những luồng tâm lý này khiến cho dòng tiền xoay vòng giữa các cổ phiếu, đẩy thanh khoản lên cao và củng cố cho kỳ vọng đà tăng điểm.

Hoạt động của khối ngoại không có điểm nhấn nào nhưng họ vẫn liên tục duy trì đà mua ròng. Theo dữ liệu của CTCK VCBS, lượng mua ròng phần lớn đến từ hai quỹ ETF là VNM và FTSE trong khi các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức nhỏ lẻ khác tham gia trực tiếp trên thị trường là không đáng kể.

Biến động chỉ số và thanh khoản

Sau 3 phiên đầu tuần liên tục nỗ lực chinh phục mốc 580 mà không thành, VN-Index bất ngờ tăng vọt trong ngày 03/07 với mức tăng 6,22 điểm. Thanh khoản cũng theo sự hào hứng của nhà đầu tư mà tăng lên mức 1.859 tỷ. Dù có nhiều người lo lắng nghi ngại về “một phiên phân phối” nhưng lửa thị trường có vẻ vẫn giữ được sức nóng trong ngày cuối tuần khi chỉ số tăng tiếp 4,33 điểm và giá trị giao dịch vẫn trên 1.800 tỷ. Trong phiên, chỉ số có lúc đã leo lên 591,4 điểm. Và có thể thấy sự phân hóa các dòng cổ phiếu ngày càng rõ rệt.

Tính chung cả tuần, VN-Index tăng 10,6 điểm tương đương 1,8% và chốt tuần tại 589,4 điểm. Thanh khoản tuần qua đã tăng lên mạnh so với tuần trước đó. Khối lượng khớp lệnh trung bình đạt 103,3 triệu cổ phiếu/ngày – tăng 42,2%, giá trị khớp lệnh bình quân đạt 1.517 tỷ/ngày – tăng 41,3%.

Đứng đầu về giá trị giao dịch thỏa thuận trong tuần này là mã HVG của CTCP Hùng Vương với tổng khối lượng thỏa thuận trong tuần là 8,1 triệu đơn vị tương đương gần 190 tỷ.

(Đv: tỷ đồng)

HNX-Index tằng tằng đi lên từ 77,58 lên 79,44 điểm – tăng 1,9 điểm tương đương với 2,4%. Ngày 03/07, cũng như trên sàn HOSE, dòng tiền đổ vào sàn Hà Nội đầy hứng khởi và giá trị giao dịch sau nhiều ngày rồi mới vươn lên mức gần 800 tỷ như vậy.

Tính chung cả tuần, KLGD khớp lệnh trung bình của sàn Hà Nội đạt 54,8 triệu đơn vị/ngày – tăng 34,3% so với tuần trước đó. Giá trị giao dịch đạt gần 163,5 tỷ/ngày – tăng 24,4%.

Giao dịch thỏa thuận tại sàn HNX rất sôi động. SHB tiếp tục chuỗi ngày giao dịch thỏa thuận liên tục đã diễn ra từ đầu tháng 6 đến nay. Trong tuần qua, SHB được thỏa thuận 343,4 tỷ đồng. Đứng trong top 5 còn có SHS. 2 mã này có những lô lớn được giao dịch khi Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam quyết định thoái vốn tại các ngân hàng/doanh nghiệp này cho người mua là các cổ đông và nhà đầu tư có cam kết nắm giữ dài hạn.

NVB đã có những giao dịch thỏa thuận lớn trong nhiều phiên gần đây, tuần này đứng thứ 2 về giá trị thỏa thuận với 271,6 tỷ được trao tay. Điều này có lẽ là do quá trình tự tái cấu trúc của NVB.

(Đv: tỷ đồng)

Giao dịch của khối ngoại

Sau khi 2 quỹ ETF đã tái cơ cấu danh mục xong, khối ngoại vẫn mua ròng liên tục trên sàn HOSE dù có giảm lực so với những tuần trước. Phiên mua ròng nhiều nhất rơi vào cuối tuần với giá trị gần 100 tỷ. Các phiên khác, hoạt động của họ không có gì nổi bật. Theo thông tin từ các công ty chứng khoán, lượng mua ròng phần lớn đến từ hai quỹ ETF là VNM và FTSE trong khi các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức nhỏ lẻ khác tham gia trực tiếp trên thị trường là không đáng kể.

Tính chung cả tuần, khối ngoại mua ròng 8,1 triệu cổ phiếu – giảm 54,4% so với tuần trước. Giá trị mua ròng cả tuần là 235 tỷ - giảm 35,6%.

Top 10 cổ phiếu mua/bán của khối ngoại:

Tại sàn Hà Nội, khối ngoại vẫn đang mua ròng khá đều đặn. Tính chung cả tuần, khối ngoại mua ròng khối lượng 4,5 triệu cổ phiếu – giảm 24,5% so với tuần trước. Giá trị mua ròng đạt 104,5 tỷ đồng – giảm 0,6%.

Mã PVS của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam tiếp tục là lựa chọn hàng đầu của khối ngoại.

Top 10 cổ phiếu mua/bán của khối ngoại:

Giao dịch của khối tự doanh trên HOSE

Khối tự doanh đã dừng chuỗi ngày bán ròng liên tục bằng 54 tỷ mua ròng trong ngày cuối tuần. Tính chung cả tuần, họ bán ròng 14,5 tỷ.

Top cổ phiếu giao dịch


Thành Long

trangntm

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên