MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chứng khoán tuần qua: Vận động sau VN-Index, bao giờ HNX-Index sẽ bùng nổ?

Chưa bùng nổ như VN-Index, HNX-Index thường vận động sau, nhất là khi nhóm dẫn dắt tại sàn Hà Nội như PVS, PVC vẫn đang tích lũy.

Nhóm bluechips dẫn dắt trên sàn Hồ Chí Minh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình khi giúp VN-Index vượt thẳng qua mốc 610 điểm và chạm tới đỉnh của 5 năm trở lại đây. Chỉ số tăng, thanh khoản tăng, tâm lý nhà đầu tư cũng như các chuyên gia chứng khoán đều rất phấn khởi, thể hiện qua những bản tin nhận định rất tích cực dành cho thị trường chung.

Chưa bùng nổ như VN-Index, HNX-Index thường vận động sau, nhất là khi nhóm dẫn dắt tại sàn Hà Nội như PVS, PVC vẫn đang tích lũy. Một số công ty chứng khoán dự đoán: sự bùng nổ của sàn này sẽ diễn ra vào tuần sau (25/08 – 29/08), nhà đầu tư có thể tiếp tục nhặt cổ phiếu đầu ngành và thuộc những nhóm ngành dẫn dắt như dầu khí, bất động sản, xây dựng, chứng khoán… để mua.

Tuy nhiên cũng có những ý kiến cho rằng điểm mua thích hợp nhất là vào phiên ngày 21/08, nếu đã không mua vào ngày đó thì từ giờ … ngồi giữ danh mục mà thôi. Bên cạnh đó họ đánh giá thanh khoản tăng mạnh cũng là do nhà đầu tư chốt lời nhiều, trong đó nhóm cổ phiếu dầu khí dẫn dắt thị trường tăng mạnh trong thời gian qua đã có dấu hiệu chốt lời.

Dù vậy, có một sự hỗ trợ tâm lý cho nhà đầu tư nội trong tuần qua, đó là việc khối ngoại quay trở lại mua ròng trong 2 phiên cuối tuần trên cả 2 sàn sau chuỗi ngày bán ròng liên tục. Giá trị mua ròng này không bị ảnh hưởng bởi hoạt động thỏa thuận “khủng” của VNM do khối ngoại bán ròng VNM và cũng chỉ bán 1,6 tỷ.

Biến động chỉ số và thanh khoản

Sau 3 phiên “chậm chạp” đi từ 604,2 điểm, chạm mốc 609 rồi lại thoái lui, đến ngày 21/08/2014, GAS tăng 2 điểm tương đương 1,7% đã giúp cho VN-Index vượt qua 610 điểm một cách mau mắn. Sự hưng phấn lan tỏa rộng và thị trường đóng cửa với phần nhiều là các mã xanh. Phiên cuối tuần ngày 22/08, GAS tiếp tục tăng 4 điểm tương đương 3,4%, VN-Index đã phóng lên 623 điểm nhưng rồi cuối cùng đóng cửa tại 620,1 điểm.

Tính chung cả tuần, chỉ số này đã tăng gần 16 điểm tương đương 2,6%. Chỉ số tăng đi cùng sự tăng vọt của thanh khoản. Khối lượng giao dịch khớp lệnh bình quân trong tuần là 127,8 triệu cổ phiếu/ngày – tăng 40% so với tuần trước đó. Giá trị giao dịch khớp lệnh bình quân đạt 2.190 tỷ/ngày – tăng 35%.

Như vậy, thanh khoản trên sàn HOSE đã quay trở lại gần với mức bình quân của đợt tăng hồi tháng 3.

VNM đứng đầu danh sách giao dich thỏa thuận trên HOSE với 16,4 triệu cổ phiếu tương đương 1.872 tỷ được trao tay. Trong tuần qua, cổ đông ngoại lớn nhất của Vinamilk, F&N Dairy Investments đã mua thành công 15 triệu cổ phiếu từ các nhà đầu tư nước ngoài khác. Bên mua không được công bố chính thức nhưng nhiều khả năng là F&N mua lại từ Dragon Capital (11,4 triệu cổ phiếu) và VinaCapital (3,6 triệu cổ phiếu). Hai tổ chức này vừa bán ra lượng cổ phiếu đúng bằng lượng F&N mua vào.

Đứng vị trí thứ 2 và thứ 3 là cổ phiếu VIC và PVD với giá trị 792 tỷ và 506 tỷ.

(Đv: tỷ đồng)

Hơi ngược với sàn HOSE, trong ngày 21/08, HNX-Index giảm nhẹ nhưng trong ngày cuối tuần vẫn theo cơn hưng phấn của thị trường mà tăng 0,33 điểm tương đương 0,4% lên 83,34 điểm.

Tính chung cả tuần, với 3 phiên tăng và 2 phiên giảm, HNX-Index tăng 1,1 điểm tương đương 1,35%. KLGD khớp lệnh trung bình của sàn Hà Nội đạt hơn 59 triệu đơn vị/ngày – tăng 16% so với tuần trước đó. Giá trị giao dịch đạt hơn 770 tỷ/ngày – tăng gần 24%.

Đứng đầu danh sách thỏa thuận tuần này là SHB với giá trị thỏa thuận gần 19 tỷ. Đều đặn 4 ngày từ 19/08 – 22/08, SHB được trao tay mỗi ngày gần 1 triệu đơn vị tương đương khoảng 8,7 – 8,8 tỷ đồng. Cổ phiếu HBS cũng được thỏa thuận 22,6 tỷ trong tuần này trong đó vào ngày 20/08, HBS thỏa thuận 841.100 đơn vị tương đương hơn 5 tỷ đồng và vào ngày 21/08, HBS thỏa thuận gần 1,5 triệu đơn vị tương đương 8,6 tỷ đồng.

(Đv: tỷ đồng)

Giao dịch của khối ngoại

Trên sàn HOSE, sau chuỗi ngày bán ròng mạnh và liên tục, khối ngoại đã quay trở lại mua ròng vào 2 phiên cuối tuần với giá trị lần lượt là 77 tỷ và 74 tỷ.

Tính chung cả tuần, khối ngoại mua ròng 1,2 triệu cổ phiếu nhưng tính về giá trị, họ bán ròng 49,7 tỷ - nhỏ hơn hẳn so với những con số bán ròng từ 400 – 640 tỷ trong 3 tuần liên tục trước đó.

VNM đứng đầu về giá trị mua bán của khối ngoại và tương ứng với giá trị thỏa thuận được cho là của F&N Dairy Investments mua từ Dragon Capital và VinaCapital.

Top 10 cổ phiếu mua/bán của khối ngoại:

Tại sàn Hà Nội, khối ngoại bán ròng 3 phiên đầu tuần và quay lại mua ròng 2 phiên cuối tuần, trong đó vào ngày 22/08, khối này mua ròng 24 tỷ. Tính chung cả tuần, họ mua ròng có 140.894 cổ phiếu. Tính về giá trị, họ bán ròng hơn 10,4 tỷ đồng.

PVS đứng đầu top mua bán của khối ngoại, tính ra cổ phiếu này bị bán ròng 32,5 tỷ

Top 10 cổ phiếu mua/bán của khối ngoại:

Giao dịch của khối tự doanh trên HOSE

Khối tự doanh mua ròng 29 tỷ vào ngày 19/08, nhưng với hoạt động bán ròng khá mạnh trong những phiên còn lại thì tính chung cả tuần, họ đã bán ròng gần 25 tỷ.

Cổ phiếu nổi bật

Top 5 tăng/giảm trên 2 sàn trong tuần qua

Hải Long

trangntm

Theo Infonet

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên